Theo luật sư nhìn nhận trong sự việc này, có 2 khả năng có thể xảy ra. Đó là trường hợp bé bị tai nạn và bé bị ʙạᴏ ʜàɴʜ dẫn tới đinh găm vào đầu.
Ngày 19/1, Công an Hà Nội đang phối hợp các cơ quan chức năng làm rõ vụ bé Đ.N.A. (3 tuổi) bị đinh găm vào đầu.
Trước đó, bé được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất chiều 17/1 trong tình trạng hôn mê, co giật toàn thân. Bác sĩ chẩn đoán A. bị viêm màng não và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn để cấp cứu, điều trị. Kết quả chụp X-quang cho thấy bé có 9 dị vật trong hộp sọ, hình dạng giống đinh ghim.
Ba tháng trước, A. từng hôn mê vì ngộ đ.ộc thuốc trừ sâu. Sau khoảng 2 tháng, bé nhập viện ở Thạch Thất vì có dị vật ở đường tiêu hóa. Trước khi nhập viện lần này khoảng 5 ngày, A. đau tai và được gia đình mua thuốc cho uống. Hai ngày sau, bé bị nôn 3 lần/ngày.
Xâu chuỗi các sự việc, nhiều người đặt câu hỏi liệu có dấu hiệu t.ội ph.ạm hình sự trong trường hợp này không?
Hình ảnh chụp X-quang hộp sọ của bệnh nhi. Ảnh: Đ.X.
Luật sư Lưu Kiều Trang (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhìn nhận trong sự việc này, có 2 khả năng có thể xảy ra. Đó là trường hợp bé bị tai nạn và bé bị ʙạᴏ ʜàɴʜ dẫn tới đinh găm vào đầu.
Theo luật sư, những hình ảnh bất thường ở hộp sọ A. đặt ra nhiều nghi vấn về việc cháu bị tai nạn hoặc bị ʙạᴏ ʜàɴʜ. Tuy nhiên, tình huống tai nạn dẫn đến việc có tới 9 vật thể lạ trong hộp sọ cháu là điều khó có thể xảy ra trên thực tế. Các cơ quan chức năng cần phối hợp để sớm tìm ra nguyên nhân sự việc.
Theo luật sư, cần sớm đưa ra quyết định trưng cầu giám định đối với các thương tích trên cơ thể của cháu bé để xác định nguyên nhân, cơ chế hình thành các vết thương. Đây là chứng cứ quan trọng để xác định dấu hiệu t.ội ph.ạm hình sự trong vụ việc này.
Trường hợp có căn cứ xác định bé bị ngược đãi, cơ quan chức năng có thể ra quyết định khởi t.ố vụ á.n hình sự để điều tra làm rõ, xác định có hay không dấu hiệu của các t.ội như H.ành h.ạ người khác; Ngược đ.ãi hoặc h.ành h.ạ con đẻ; Cố ý gây thương tích hoặc thậm chí là ɢɪếᴛ ɴɢườɪ.
“Chưa có kết luận nguyên nhân dẫn tới thương tích của cháu bé nhưng sự việc thương tâm này là lời cảnh báo đối với các bậc phụ huynh và xã hội về việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo các quyền lợi tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện”, luật sư Trang chia sẻ.
Trong khi đó, luật sư Hà Trọng Đại (Giám đốc Công ty Luật Hà Trọng Đại và cộng sự) nhận ra nhiều điểm bất thường trong sự việc và đánh giá cần xem xét cẩn trọng, tập trung điều tra làm rõ có hay không hành vi ɢɪếᴛ ɴɢườɪ trong vụ việc này.
“Thứ nhất, cần làm rõ tại sao bé bị ngộ đ.ộc thuốc trừ sâu? Vì sao một gia đình bình thường cần lưu trữ thuốc trừ sâu trong nhà và không để xa tầm tay trẻ em? Thứ hai, kết quả chụp X-quang cho thấy cháu có 9 vật thể lạ được cắm vào hộp sọ. Nếu đây là một vụ tai nạn, cần làm rõ tại sao số lượng đinh lại nhiều tới vậy và tại sao đinh không tập trung vào một vùng tiếp xúc mà cắm rải rác ở các vị trí khác nhau trong hộp sọ cháu bé? Thứ ba, với độ mềm xương của một cháu bé mới 3 tuổi, liệu cháu có thể chạy nhảy, tự va đập mạnh dẫn đến việc gãy tay phải băng bó không?”, luật sư Đại nêu nghi vấn.
Bé A. hiện được điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội). Ảnh: H.N.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp) nhận định việc cháu bé có nhiều chiếc đinh đâm vào đầu là rất bất thường. Ông nhận định thương tích này có thể có dấu hiệu của ngoại lực, do đó cần tập trung làm rõ dấu hiệu cấu thành tội ɢɪếᴛ ɴɢườɪ trong vụ việc này.
“Dù mới ba tuổi, xương sọ cháu bé đã đủ cứng chắc. Để đinh kim loại đâm xuyên là điều không dễ dàng, cần tác động của ngoại lực. Hành vi xuyên đinh kim loại vào đầu có thể đoạt mạng nạn nhân, việc bé gái không t.ử v.ong là điều may mắn, nằm ngoài ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi (nếu có)”, ông Cường nhận định.
Trường hợp vụ việc có người bị xử lý về tội ɢɪếᴛ ɴɢườɪ, người ph.ạm t.ội sẽ bị áp dụng nhiều tình tiết định tăng nặng trách nhiệm hình sự như ph.ạm t.ội với người dưới 16 tuổi; người không có khả năng tự vệ hay thực hiện hành vi ph.ạm t.ội một cách m.an r.ợ.
Nếu người ph.ạm t.ội bị tâm thần, mất năng lực hành vi thì không xử lý hình sự nhưng sẽ bị bắt buộc chữa bệnh. Tuy nhiên, tình huống này khó xảy ra bởi khó có chuyện giao đứa trẻ 3 tuổi cho một người tâm thần chăm sóc.
Ngoài ra, Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp nhìn nhận sự việc có thể đã diễn ra trong một quá trình. Khi đó, cháu bé phải đau đớn, vật vã trong một thời gian rất dài nên những người xung quanh hoàn toàn có thể biết sự việc. Bởi vậy, trường hợp có người bị xử lý hình sự về tội ɢɪếᴛ ɴɢườɪ trong vụ việc này, những người biết sự việc mà không trình báo với cơ quan chức năng cũng có thể bị xử lý về tội Không tố giác t.ội ph.ạm.
Nguồn: Zing.vn