Nếu không vì chủ quan dẫn đến thất bại trong trận Xích Bích có lẽ Tào Tháo đã thống nhất được thiên hạ.
Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc.
Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, kể từ khi đi chinh phạt giặc Khăn Vàng đến khi qua đời, Tào Tháo trải qua gần 40 năm tung hoành trên lưng ngựa, “gần như không có năm nào không xuất chinh”. Tiếc rằng, cuối cùng ông không thực hiện được giấc mộng nhất thống giang sơn.
Luận về nguyên nhân thất bại của Tào Tháo, các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng Tôn Quyền và Lưu Bị là lý do trực tiếp.
Sau khi t͙i͙ê͙u͙ ͙d͙i͙ệ͙t͙ được Viên Thiệu, Tào Tháo đã có ít nhất 2 cơ hội thống nhất thiên hạ, đó là chiến dịch Xích Bích và Hán Trung.
Trong đó, “đêm trước” đại chiến Xích Bích, Tào Tháo vẫn được cho là đã tiến gần với thời khắc thống nhất. Đây là một trận đánh lớn cuối thời Đông Hán vốn dĩ đã là cánh cửa để Tào Tháo hoàn thành đại nghiệp nhất thống Trung Nguyên. Từ lá thư Tào Tháo gửi cho phe Đông Ngô khi đó cũng có thể nhận thấy, bản thân ông tin chắc lần này mình có thể thâu tóm vùng Giang Đông. Tuy nhiên, cuối cùng Tào Tháo đã thua thảm trước liên minh Tôn – Lưu.
Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, để cổ vũ tinh thần cho toàn quân sau thất bại ở trận Xích Bích. Tào Tháo nhận định: “Trên thế gian này chưa từng có một tướng nào trăm trận trăm thắng, chỉ có bại mà không nản, càng bại càng dũng cảm, cho đến cuối cùng là người giành chiến thắng…”.
Từ đó Tào Tháo cho rằng:
“Thất bại là một chuyện tốt.
Thất bại, có thể dạy cho chúng ta làm sao để Thành công.
Thất bại, có thể dạy cho chúng ta làm sao để Chiến thắng.
Thất bại, có thể dạy cho chúng ta làm sao để đ.o.ạ.t lấy thiên hạ.
Con người ta muốn thành đại nghiệp, phải biết nắm được buông được…”.
Ngoài ra, Tào Tháo nhận định sau thắng lợi ở Xích Bích Tôn – Lưu sẽ tự đấu đá lẫn nhau: “Lúc gặp nguy nan, chúng cùng hợp thành một đội, cùng đối địch với ta. Đến khi chiến thắng, chúng sẽ tự đ.ấ.u đ.á lẫn nhau, sẽ tự nghi kỵ lẫn nhau… Sớm muộn, chúng sẽ chia rẽ. Sớm muộn, chúng sẽ thua”.
Quả nhiên, sau thắng lợi của Xích Bích, Tôn Quyền và Lưu Bị ra sức giành lấy những vùng đất đai phía nam. Năm 209, Chu Du dẫn quân đánh Nam Quận, đuổi được Tào Nhân nhưng Nam Quận đã bị Gia Cát Lượng chiếm mất trước đó, và cả Kinh Châu lẫn Tương Dương cũng lần lượt về tay Lưu Bị. Vận đen không ngừng đeo đuổi Đông Ngô khi Tôn Quyền dẫn quân đánh trận Hợp Phì thì bị Trương Liêu đ.á.n.h bại, một tướng Ngô là Thái Sử Từ c.h.ế.t t.r.ậ.n.
Về phần Lưu Bị, ông tôn Lưu Kỳ làm Thứ sử Kinh Châu, trên danh nghĩa ông dâng biểu về Hứa Xương đề nghị Hán Hiến Đế cho Lưu Kỳ giữ chức vụ đó, không cần quan tâm tới phản ứng của Tào Tháo “nhân danh Hiến Đế” có chấp nhận hay không. Trong lúc Chu Du tác c.h.i.ế.n với Tào Nhân á.c liệt, Lưu Bị nhân danh Lưu Kỳ điều các tướng đi đánh chiếm 4 quận phía nam Kinh Châu: Quan Vũ đánh Vũ Lăng và Trường Sa, Triệu Vân đánh Linh Lăng và Quế Dương.
Thế lực của Lưu Bị càng mạnh. Tuy nhiên, 4 quận địa bàn nam Kinh Châu là những quận nghèo nhất, và địa bàn nam Kinh Châu chỉ có vai trò hậu cần, không đóng vai trò chiến lược trong việc thi hành Long Trung sách – tiến sang Ích Châu và trung nguyên, do đó Lưu Bị và Gia Cát Lượng phải tính tới việc tiếp cận địa bàn các quận phía bắc Kinh Châu.
Trong khi đó, Tào Tháo thì án binh bất động trong 2 năm 209 – 210. Ông đóng quân ở Nghiệp Thành, huy động người xây đài Đồng Tước để hưởng thụ lúc tuổi già.
Có thể nói, sau trận Xích Bích, Tào Tháo không bao giờ còn hội đủ một đội thủy binh lớn để t͙i͙ê͙u͙ ͙d͙i͙ệ͙t͙ hai đối thủ ở phương Nam. Kết quả này của trận Xích Bích đã bước đầu định hình cho thế chân vạc thời Tam quốc của ba nước Tào Ngụy – Thục Hán – Đông Ngô và vì thế nó được coi là trận đánh có ý nghĩa lớn thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.