Biết rất rõ rằng nếu muốn phát triển nhanh chóng, muốn mở rộng được lãnh thổ của mình thì Lưu Bị cần một người quản lý chuyên nghiệp để hỗ trợ mình. Chính vì vậy mà ông có chiêu thức để chiêu mộ được nhân tài mà hậu thế nên học tập.
Lưu Bị “tam cố mao lư” (3 lần đến mời) là một câu chuyện nổi tiếng, được truyền lại cho đến tận ngày nay. Câu chuyện xảy ra vào năm 207 sau Công nguyên, Lưu Bị sinh năm 161 sau Công nguyên, vì vậy khi đó Bị 47 tuổi, còn Gia Cát Lượng sinh năm 181, khi đó 27 tuổi, hai người hơn kém nhau khoảng hai chục tuổi.
Vậy thời đại đó, thế hệ 6X như Lưu Bị đã chiêu mộ một người thuộc thế hệ 8X là Gia Cát Lượng như thế nào?
Lưu Bị đang cần một nhân tài như thế nào?
So với Tào Tháo, khả năng kinh doanh tự thân của Lưu Bị không mạnh, vì vậy, Lưu Bị nhận ra được tầm quan trọng của “mưu sĩ”, Bị biết rất rõ rằng nếu muốn phát triển nhanh chóng, muốn mở rộng được lãnh thổ của mình thì Bị cần một người quản lý chuyên nghiệp để hỗ trợ mình.
Người quản lý chuyên nghiệp này phải có những thứ mà Lưu Bị và những người xung quanh Bị không có: tầm nhìn chiến lược mạnh mẽ, tư duy phân tích ưu việt, động cơ tìm kiếm việc làm lớn, có kỹ năng quản lý nhất định; người có kinh nghiệm sẽ là người được ưu tiên.
Lưu Bị 3 lần cất công đi mời Gia Cát Lượng (Ảnh minh họa)
Lưu Bị đã thông qua phương thức gì để tuyển dụng?
Thời kỳ Tam Quốc, không giống như thời đại điện thoại di động và mạng xã hội hiện nay, các kênh và phương tiện tuyển dụng vô cùng hạn chế. Các công ty khởi nghiệp như Lưu Bị, một công ty “ba không điển hình” (không tiền, không thị trường, không thương hiệu), đào tạo nội bộ chưa hoàn thiện, tuyển dụng bên ngoài cũng không hiệu quả, ắt phải nghĩ ra cách tuyển người đặc biệt, hơn nữa vị trí tuyển dụng cũng cần thật chính xác.
– Dùng chiêu bài “Lưu hoàng thúc”: Trong cái thời kì h.ỗn l.oạn này, muốn thành đại nghiệp, phải có một thương hiệu đàng hoàng.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa” nói riêng, nhắc tới Lưu Bị, nhiều người sẽ nhớ ngay tới danh hiệu “Lưu Hoàng thúc” của ông.
Theo đó, sau khi nương nhờ Tào Tháo và được dẫn về Hứa Đô, Lưu Huyền Đức đã có cơ hội gặp Hán Hiến Đế. Khi biết được ông là hậu duệ Hán thất, nhà vua đã rất vui mừng, cho người xét gia phả thì nhận ra vai vế của Lưu Bị thuộc vào hàng chú, từ đó liền kính cẩn gọi ông là Lưu Hoàng thúc.
Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, thân phận hoàng tộc nhà Hán đã đem tới cho Lưu Bị không ít ưu thế trên phương diện chiêu hiền đãi sĩ. Nhờ vậy mà ông dần dần gây dựng được thế lực riêng và trở thành chư hầu một phương, thậm chí sau này còn lên ngôi xưng đế ở Thành Đô.
– Chủ động ᴛấɴ ᴄôɴɢ : Kiểu công ty khởi nghiệp như Lưu Bị, nếu bạn cứ “ôm cây đợi thỏ”, chờ đợi tài năng đến trước cửa thì tỷ lệ là rất thấp. Vì vậy, Bị đã dùng hai cách đó là “người quen giới thiệu” và “đào tường” (chiêu mộ nhân tài phía đối thủ) để chiêu nạp nhân tài như các hàng tướng nổi danh: Mã Siêu, Ngụy Diên, Khương Duy, …
– Thiết lập thương hiệu của một “người đi thuê”: Các hành động nhỏ nhặt khác nhau của Lưu Bị trong 3 lần đi mời cho thấy sự tôn trọng nhân tài của Bị.
Theo đó, Lưu Bị được sự chỉ điểm của Từ Thứ – mưu sĩ tài giỏi đầu tiên đầu quân cho ông ta, đã 3 lần tới ngôi nhà tranh thuyết phục Gia Cát Lượng xuất núi.
Giai thoại ba lần tới nhà tranh đích thị là minh chứng rõ nhất cho sự tôn trọng và quý mến hiền tài của Lưu Bị. Chính thái độ xử thế nhân nghĩa, chân thành đã giúp Lưu Bị không chỉ chiêu mộ được Gia Cát Lượng mà còn sở hữu nhiều nhân tài trung thành, tài giỏi khác.
Tại sao Gia Cát Lượng lại lọt vào mắt xanh của Lưu Bị?
– Nhìn vào quá trình học tập. Điều này phải bắt đầu từ giáo viên của Gia Cát Lượng. Vẫn còn có nhiều ý kiến về việc giáo viên của Khổng Minh rốt cuộc là ai, tuy nhiên, so với giáo viên của Lưu Bị là Lưu Thực (quan Thượng thư), giáo viên của Tào Tháo là Kiều Huyên (quan Thái úy) hay Hứa Thiệu (nhà phê bình nổi tiếng) và những nhân sỹ nổi tiếng khác thì thầy của Lượng, bất kể là về trình độ học thuật hay danh tiếng đều có khoảng cách nhất định.
Do đó, nếu Lưu Bị và Tào Tháo tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học top đầu thì Gia Cát Lượng chỉ là sinh viên tốt nghiệp trường đại học bình thường. Nói về quá trình học tập, Gia Cát Lượng không có nhiều lợi thế.
– Nhìn xuất thân. Dòng họ Gia Cát là một danh gia vọng tộc, Gia Cát Lượng căn bản không phải là một dân thường, ông là thế hệ thứ hai con nhà quan.
– Nhìn khí chất. Trần Thọ trong “Tiến (Gia Cát Lượng tập) biểu” đã viết: “Lượng thiếu hữu miễn quần chi tài, anh bá chi khí, thân trưởng bát thước, dung mạo thậm vĩ, thời nhân dị yên”. (Ngay từ khi còn trẻ, Lượng đã có tài năng hơn người, khí phách anh hào, cao tám thước (khoảng 1.8m bây giờ), vẻ ngoài anh tuấn, mọi người thời bấy giờ ai cũng rất kinh ngạc)”. Nói theo cách hiện đại thì Gia Cát Lượng là điển hình của một “cao phú soái” (cao ráo, giàu có, đẹp trai).
– Nhìn tài năng. Những người biết Gia Cát Lượng đều đánh giá rất cao về ông. Thầy của ông, Tư Mã Huy nhận xét về ông: Có thể so sánh với Khương Tử Nha và Trương Tử Phòng.
– Nhìn chí hướng. Gia Cát Lượng tự so sánh mình với Quản Trọng, Lạc Nghị, cho thấy Lượng là người có chí hướng, tham vọng, có ý muốn ra làm quan.
Qua phân tích trên, mặc dù Gia Cát Lượng là một người thanh niên đang trong tình trạng thất nghiệp, không có kinh nghiệm làm việc, nhưng là một tài năng có tiềm năng cao. Vừa giỏi lại vừa có nhiều quan hệ, động cơ xin việc mạnh mẽ, phù hợp với 4 điều kiện tuyển dụng của Lưu Bị, vì vậy mà Lưu Bị “nhắm” Gia Cát Lượng.
Những điểm gì ở Lưu Bị thu hút Gia Cát Lượng?
– Có tham vọng lớn. Đối với một ông chủ mà nói, giấc mơ là thứ luôn phải có, nhỡ đâu thành hiện thực thì sao? Ông chủ có tham vọng thì cấp dưới đi theo mới có thịt để ăn.
– Không gian phát triển lớn. Đối với những tập đoàn như của Tào Tháo, Tôn Quyền hay Viên Thiệu thì người tài không hề thiếu, một sinh viên mới ra trường thiếu kinh nghiệm như Gia Cát Lượng nhất định sẽ không nhận được bất kỳ sự chú ý nào. Nhưng nếu đầu quân cho Lưu Bị, Lượng hoàn toàn có thể được trọng dụng và có không gian để thể hiện bản thân.
– Lưu Bị có thành ý. Không chỉ đơn giản là đến thăm ba lần, cứ nhìn hiện tại xem, hiếm có một ông chủ 6X nào lại đi đến tìm một sinh viên 8X mới tốt nghiệp như vậy cả. Hơn nữa, mỗi lần đến tìm Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi đều tỏ ra thiếu kiên nhẫn, nhưng Lưu Bị lại luôn tỏ ra rất bình tĩnh.
Đặc biệt là lần cuối cùng, Lưu Bị trước khi đến gặp Gia Cát Lượng còn đặc biệt ăn chay 3 ngày, chẳng phải là đang xem Gia Cát Lượng là “trọng thần” rồi ư!
Lưu Bị phỏng vấn Gia Cát Lượng ra sao?
– Phương pháp phỏng vấn phù hợp. Khi Lưu Bị phỏng vấn Gia Cát Lượng, Bị hỏi một câu: “Hán thất suy đồi, gian thần lộng hành, Bị luôn muốn dốc sức làm việc nghĩa vì thiên hạ, nhưng tài hèn sức mọn nên vẫn chưa làm được gì nhiều. Nếu như tiên sinh đồng ý giúp đỡ kẻ dốt nát này, vậy thì quả là may mắn vô cùng!”. Bề ngoài là đang thỉnh cầu Gia Cát Lượng, nhưng trên thực tế, Lưu Bị đang thăm dò tư duy chiến lược của Khổng Minh.
– Quá trình phỏng vấn diễn ra rất nghiêm túc. Lưu Bị cũng đã kiểm tra lý lịch của ứng viên Gia Cát Lượng trước khi phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn, Lưu Bị kiểm tra năng lực của Gia Cát Lượng trước, sau đó mới nói về việc vào làm. Cả quy trình như vậy, từng bước, đan xen, kết nối trôi chảy.
– Chú trọng thời gian thử việc. Sau khi chiêu mộ được Gia Cát Lượng, Bị không hề “bỏ con giữa chợ” mà lại “đối đãi với Khổng Minh như thầy, ăn cơm cùng bàn, ngủ cùng giường, cuối ngày cùng nhau bàn chuyện thiên hạ”, đây chính là “nhất cử tam đắc” (một mũi tên trúng 3 đích), một là thảo luận được vấn đề nghiệp vụ, hai là kiểm tra được sâu hơn nữa năng lực của Gia Cát Lượng, ba là khiến Gia Cát Lượng cảm thấy mình được trọng dụng, khích lệ tinh thần của Lượng.