Vốn dĩ là một nhân tài hiếm có khó tìm thời Tam Quốc, nên mỗi khi nhắc đến Gia Cát Lượng ai cũng phải nể phục. Tuy nhiên, người con trai duy nhất của Gia Cát Lượng lại chẳng thừa hưởng được sự thông minh, mưu trí của ông.
Gia Cát Lượng vốn nổi tiếng thông minh, trí tuệ thì chắc hẳn ai cũng biết. Ông đã từng có nhiều trận đánh lưu danh “sử sách”, và làm nên rất nhiều biến động trong thời kì Tam Quốc. Gia Cát Lượng thì vốn nổi tiếng thế nhưng có một nhân vật mà mọi người ít nhắc đến, lại chính là con trai duy nhất của ông, đó là Gia Cát Chiêm.
Gia Cát Chiêm liên tiếp mắc sai lầm trong trận chiến kháng Ngụy
Ngay từ nhỏ, Gia Cát Chiêm đã sớm cho thấy tư chất thông minh, được kỳ vọng sẽ trở thành người kế thừa cơ nghiệp của cha. Nhưng điều đáng nói, dù Gia Cát Lượng nhận thấy con trai mình là kẻ có tài năng nhưng ông lại lo nhiều hơn là mừng.
Khi đến tuổi trưởng thành, Gia Cát Chiêm nổi danh nước Thục không kém gì cha ở sự thông tuệ, hiểu rộng nhớ dai cũng như cầm kì thi họa. Khả năng giao tiếp khéo léo, hòa nhã giúp Gia Cát Chiêm thu phục nhân tâm và được nhiều nhân sĩ theo về. Chính điều này đã khiến người nước Thục đa số đều tin rằng Gia Cát Chiêm sẽ bắt kịp cha Gia Cát Lượng.
Năm 261, Gia Cát Chiêm được phong Hành đô hộ Vệ tướng quân, cùng với Đổng Quyết coi chuyện chính sự. Tuy nhiên triều đình khi đó bị lũng đoạn bởi thế lực của hoạn quan Hoàng Hạo. Sai lầm lớn nhất của Gia Cát Chiêm là không sớm diệt trừ Hoàng Hạo, để hoạn quan này nhiều lần sàm tấu với Hậu chủ Lưu Thiện làm lỡ việc quân cơ. Đây cũng là vấn đề dẫn đến họa “diệt thân” của Gia Cát Chiêm sau này.
Năm 262, nhà Thục Hán suy tàn, Tư Mã Chiêu cảm thấy đây là thời điểm thích hợp để bình định nhà Thục nên đã đánh thẳng vào Thành Đô năm 263. Cánh quân của Chung Hội cũng đã bị chặn lại. Khi đó Quân Thục do Gia Cát Chiêm chỉ huy càng đánh càng thua, phải lui về giữ ải. Đặng Ngải đã vì thế mà thừa thắng kéo đến Miên Trúc, đưa thư ra để dụ hàng Gia Cát Chiêm: “Nếu ngài theo hàng tôi sẽ dâng biểu xin cho làm Lang Nha Vương”. Gia Cát Chiêm nghe vậy phẫn nộ, ch.é.m sứ giả, dẫn quân ra đánh, cuối cùng ch.ế.t trên sa trường.
Vào thời khắc quan trọng, Lưu Thiện khi đó muốn Chiêm tiêu d.iệ.t quân địch, cứu lấy đất nước, nhưng Chiêm lại hiểu thành phải t.ử. chiến đến cùng. Gia Cát Chiêm không hiểu rằng cái quốc gia cần là một người có thể cứu nước, chứ không phải là ch.ế.t để tận trung.
Sau đó Gia Cát Chiêm bỏ lỡ cơ hội di.ệ.t địch, rồi liên tiếp trúng kế của Đẳng Ngải, thua lớn phải rút về thành Miên Trúc.
Mặc dù Gia Cát Chiêm sở học hơn người, được các quan trong triều cũng như nhân dân quý trọng, không những vậy còn là người con duy nhất của Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, thiếu sót duy nhất chính là ông không hề có kinh nghiệm đánh trận. Mà thực tế này chủ yếu là do nguyên nhân khách quan. Bởi khi Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt Bắc Phạt, Gia Cát Chiêm vẫn ở tuổi thiếu niên nên không thể theo cha ra trận. Giá như Gia Cát Chiêm được sinh sớm vài năm thì ông đã có cơ hội để học hỏi và lĩnh hội những giá trị quý báu từ cha mình trong thực chiến. Đó cũng chính là điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời của ông.
Thứ duy nhất mà Gia Cát Chiêm thừa hưởng được từ cha của mình đó chính là lòng trung thành, bản thân Gia Cát Chiêm kế thừa tấm lòng “cúc cung tận tụy, đến ch.ế.t mới thôi”, tạo nên tấm gương “ba đời trung liệt” nổi tiếng lịch sử của nhà Gia Cát.