Vừa lên sóng được vài tập, Tinh Hán Xán Lạn có sự góp mặt của Triệu Lộ Tư và Ngô Lỗi đã nhanh chóng nhận về hàng loạt sự quan tâm từ khán giả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, bộ phim này cũng nhận về khá nhiều đánh giá trái chiều.
Nhờ có “Mộng Hoa Lục”, nhà Tencent đã có chỗ đứng vững chắc trong mảng phim cổ trang. Trong suốt thời gian chiếu, độ nổi tiếng của phim cao, thậm chí còn được đánh giá 8.3 trên Douban. Từ bộ phim này, Tencent đã thu được lãi khủng chỉ với việc chèn quảng cáo vào giữa phim cùng với buổi chiếu tập cuối phim.
Tencent cũng nhân cơ hội này mà tuyên truyền về những bộ phim sắp chiếu, trong đó có kha khá bộ nổi tiếng. Thể loại huyền huyễn có “Ngọc Cốt Dao” với sự góp mặt của Tiêu Chiến cùng với Nhậm Mẫn, tình tiết ngược đôi yêu nhau này cũng được khá nhiều người thích.
Bộ phim với đề tài khoa học viễn tưởng “Tam Thể” với Tọa Ủng, Hòa Vĩ, Trương Lỗ Nhất, Trần Cẩn Đằng, phối hợp với Lưu Từ Hân nữa thì tuyệt đối có thể tạo nên tuyệt tác. Tuy nói hai bộ phim này khiến cho người người nhà nhà mong đợi, nhưng nhà Tencent lại chọn “Tinh Hán Xán Lạn” do Triệu Lộ Tư và Ngô Lỗi đóng chính để chiếu sau “Mộng Hoa Lục”, bộ phim này vừa phát sóng đã thu được sự chú ý cao.
Đồng thời, những dòng đánh giá đầu tiên về phim cũng đã được ra lò, chia làm hai luồng phân rõ, đánh giá của mọi người cũng khá là “gãi đúng chỗ ngứa”.
Biên soạn lại từ IP lớn, có chút trạch đấu
“Tinh Hán Xán Lạn” được cải biên lại từ tiểu thuyết của “Tự Quan Tâm Tắc Loạn” kể về câu chuyện của Trình Thiếu Thương bị cha mẹ gửi cho bà ngoại do chiến loạn và trở thành “đứa trẻ bị bỏ rơi”. Cô bé được người dì lòng lang dạ sói dung túng một cách liều lĩnh nhằm biến cô bé tội nghiệp thành phế nhân.
Nhưng rồi cô ấy bất ngờ gặp được con nuôi của hoàng đế – Lăng Bất Nghi, sau khi trải qua nhiều hung hiểm cùng nhau, hiểu được tấm lòng của nhau thì họ cùng nhau nắm tay tạo nên giai thoại.
Khán giả “phe” ủng hộ thì không tiếc lời cho tận 5 sao, thẳng thắn bày tỏ quan điểm muốn được xem thêm nữa và góp ý là thêm một vài yếu tố hài hước thì sẽ thú vị hơn và cũng có những lời khen dành cho nhân vật phụ. Nếu bàn về chất lượng thì “Tinh Hán Xán Lạn” khá là thú vị, cũng rất có chiều sâu.
Nữ chính hồi nhỏ không được yêu thương, thiếu sự quan tâm, chăm sóc tạo nên tính khách không ai ưa, cũng may là có người uốn nắn, không thì không đợi được đến ngày cha mẹ quay lại. Cô đủ thông minh để trừng trị kẻ tôi tớ ác độc, dựa vào dấu chân ngựa ở xung quanh mà tìm được chỗ ẩn thân của chú mình, hơn nữa còn dám giơ kiếm trước mặt nam chính, không do dự không lằng nhằng.
Về đến nhà thì nữ chính vẫn cần tính toán thêm, bà nội thì gào khóc, nữ chính đứng ở bên cạnh ăn dưa hóng hớt chờ đến khi cần thiết sẽ tung đòn tr.í. m.ạ.n.g. Qua 4 tập phim, kẻ ác hiện tại là chú là thím, các pha hành động gọn gàng dứt khoát đúng trọng tâm, nhiều chi tiết tài tình khiến cho khán giả thấy sảng khoái.
Trạch đấu của phim không chỉ là sự cạnh tranh giữa những người phụ nữ không thôi mà còn là âm mưu tranh giành quyền lực, những mắt xích đan xen vào nhau khiến cho trạch đấu không còn đơn giản mà trở nên thú vị hơn. Nhưng yếu tố hai hước được thêm vào một cách hợp lý, logic.
Chất lượng hình ảnh kém, kỹ năng diễn xuất của nữ chính gây tranh cãi
Nhưng thái độ của phe đối lập khá là cứng rắn, đánh giá một sao khá nhiều. Quan điểm của họ là ngoại hình xấu, không hợp với diễn viên, đồng thời cũng thấy khá là khó hiểu về lời thoại và khả năng diễn xuất của nữ chính. Đặc biệt có người còn nhật xét Triệu Lộ Tư “không thích hợp đóng nữ chính”.
Về tạo hình, phim bị chê là trang phục không đẹp, dù đã xử lý hậu kỳ nhưng vẫn để lại nhiều sạn, thậm chí có nhiều góc tự dưng focus vào mặt diễn viên, phần thân trên diễn viên, lỗi chuyển cảnh cũng nhiều.
Về mảng ánh sáng của phim cũng có vẫn đề, ánh xạ lên mặt ai trông cũng đều không ổn, rõ nhất là ở nam chính Ngô Lỗi, trong khi lúc đóng “Trường Ca Hành” anh lại không bị thế. Tằng Lê, Quách Đào cũng “bị” lỗi tương tự. Chỉ có mỗi nữ chính Triệu Lộ Tư là bình thường, ổn áp nhất. Lúc nào cô cũng mượt mà căng bóng, ngược lại giống như không cùng triều đại với các nhân vật còn lại vậy.
Chỉ riêng vấn đề về ánh sáng này đã ảnh hưởng tới thiết lập nhân vật nữ chính có cuộc sống khắc nghiệt rồi. Trắng trẻo mượt mà thế này thì sống dễ chịu lắm mới phải. Hơn nữa lời thoại cũng không hợp với cô luôn.
Về mặt lời thoại thì quả thực là phụ thuộc vào Triệu Lộ Tư, lúc thì uể oải, khi thì ấp úng. Nếu không xem phụ đề có khi còn không nghe rõ cô đang nói cái gì. Đây không phải do kỹ xảo mà là do kỹ năng cảm thụ nhân vật của Triệu Lộ Tư.
Mặt khác cô từng được khen là “Đoan Vương Phi”, lần này không phải là cổ sắt, không phải tháo thạch cao khỏi cổ mà biến thành khom hết cả người, đầu nghiêng về đằng trước, giống như là ăn trộm đến nhà vậy. Chỉ có thể nói là diễn viên cần có độ thôi, vóc người cũng đừng có cực đoan quá đáng như thế.
Trên thực tế, “Tinh Hán Xán Lạn” hẳn là về góc nhìn, cuộc đời nữ chính nhiều hơn, nên cảnh của nữ chính khá là quan trọng. Chỉ khi nào Triệu Lộ Tư diễn ra được tính cách của nhân vật thì mới cuốn được người xem vào trong phim.
Nhưng trong bộ phim này, Triệu Lộ Tư chia thành hai trạng thái, một là không cười đùa, hai là ánh mắt trống rỗng. Cái trước thì không cần nói vì Triệu Lộ Tư đã thể hiện ra hết rồi.
Sạn lớn nhất ở đây là nhân vật Trình Thiếu Thương này từ nhỏ đã thiếu thốn tình yêu thương, sau khi bị mẹ từ thì đánh ra phải thương tâm, không biết nên làm sao. Nhưng chẳng hiểu sao Triệu Lộ Tư lại diễn thành ánh mắt đờ đẫn, trông chẳng khác gì mấy với cảnh cô bị đâm một kiếm mà chẳng hề nhíu mày trong “Thử Thí Thiên Hạ” cả.
Dự là trong tương lai không xa cũng sẽ có một bản sao như thế. Đó là cảnh nữ chính bị đánh, kết quả cô chỉ khẽ cau mày. Nói thật, cảnh Dương Dĩnh bị đánh thì ít nhất mặt mày còn biểu cảm này kia, còn cô nàng này quá thanh tao rồi.
Nói chung, “Tinh Hán Xán Lạn” được khán giả đánh giá ổn, không có nhiều sạn logic, nhưng hóa trang với diễn xuất của diễn viên vẫn chưa đạt yêu cầu, vẫn có chút đáng tiếc, cơ mà chắc hẳn sau này sẽ tăng không gian để cho diễn viên thể hiện diễn xuất của mình. Cùng hóng xem từng tập phim thôi nào!