Nhiều người cho rằng Tư Mã Ý đa nghi, sợ hãi nên mới thua trận này. Thế nhưng, trên thực tế, ông là một người mưu mô trong chuyện binh nghiệp nên có thể nhìn thấu kế sách của Gia Cát Lượng.

Vào cuối thời Đông Hán, thiện hạ đại l.o.ạ.n, chư hầu khắp nơi nổi dậy tranh cứ. Sau cùng, có ba thế lực hùng mạnh nhất lập nên thế chân vạc nổi tiếng thời Tam Quốc, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Để thực hiện giấc mơ giành quyền bá chủ thiên hạ, mỗi thế lực này đều cố gắng chiêu mộ được không ít anh hùng, hào kiệt, mưu sĩ tài danh lúc bấy giờ.

Đặc biệt, trong những cuộc chiến gay cấn giữa Tào Ngụy và Thục Hán, không thế không nhắc đến hai vị quân sư là Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng.

Hai người được coi là kỳ phùng địch thủ, đấu với nhau suốt mười mấy năm trời mà chưa phân thắng bại.

Gia Cát Lượng mưu lược hơn người, tính toán khôn khéo, liệu việc như thần, đoán trước được đường đi của đối phương. Còn Tư Mã Ý cũng không phải chỉ đơn thuần là một mưu sĩ, nhà quân sự tầm thường. Ông đã sống sót qua 3 đời Tào gia, nổi danh bởi chữ “nhẫn” và sau cùng là người đặt nền móng cho nhà Tấn thay thế nhà Ngụy

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là hai đối thủ không đội trời chung. Hai con người tài năng kiệt xuất này từng nhiều lần bất phân thắng bại. Một trong những lần Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý có phen thử tài nhau là khi vị quân sư của Lưu Bị dùng “Không thành kế”, giúp đuổi được 15 vạn quân Ngụy uy phong lẫm liệt.

Sự kiện kinh điển này đã được khắc hoạ nhiều lần trên màn ảnh. Trong bộ phim “Tam quốc diễn nghĩa” phiên bản năm 1994, “Không thành kế” được Gia Cát Lượng sử dụng trong lần Bắc phạt thứ nhất. Sau khi Mã Tốc để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng chỉ còn 2500 quân sĩ đóng ở huyện Tây Thành. Bỗng nhiên, Mã Phi về báo: “Tư Mã ý mang mười lăm vạn đại quân đang kéo đến Tây Thành.”

Lúc ấy, không có vị đại tướng nào ở bên Gia Cát Lượng mà chỉ có một tốp quan văn. Nghe tin này, các quan đều tái mặt đi vô cùng lo sợ. Vị quân sư bước lên mặt thành quan sát, quả nhiên xa bụi cuốn mịt mờ, quân Nguỵ đang xông tới Tây Thành.

Gia Cát Lượng vẫn thể hiện gương mặt điềm tĩnh, ngồi gảy đàn khi 15 vạn quân địch đến Tây Thành.

Sau đó, ông điềm tĩnh ra lệnh: “Đem giấu hết cả cờ quạt đi, binh lính ai nấy đều vào giữ lấy chòi gác tuần tiễu của mình trên mặt thành, nếu có kẻ nào tự ý ra vào cổng thành hoặc nói lớn, sẽ bị ɢɪếᴛ. Mở rộng hết bốn cổng thành ra, ở mỗi cổng thành lấy hai chục người cải trang làm dân thường, quét ở đường phố. Nếu quân Ngụy đến, không được nhốn nháo, ta khắc có mưu kế để đối phó“.

Thế cục tưởng đã định, Tây thành khó giữ nhưng Gia Cát Lượng lại dùng đến “Không thành kế”, mở rộng cửa thành sau đó chính mình bước lên đầu thành dâng hương, đánh đàn. Đối mặt với trăm vạn hùng binh của Tư Mã Ý, vị quân sư tài ba này không hề sợ hãi, điềm tĩnh, ung dung.

Nghe thám báo về báo lại tình hình, Tư Mã Ý ra lệnh cho quân sĩ lập tức dừng lại, tự phi ngựa lên phía trước nhìn lên thì thấy Gia Cát Lượng ở trên mặt thành vẻ mặt tươi cười ngồi tựa lan can, đốt hương gảy đàn, bên trái có một tiểu đồng, tay bưng một thanh gươm báu, bên phải cũng có một tiểu đồng tay cầm phất trần.

Trong ngoài cổng thành chỉ có chừng hai chục người dân thường, cắm cúi quét đường cứ như thể không có ai ở bên mình. Sau khi nhìn thấy cảnh tượng đó, Tư Mã ý nghi ngờ rằng trong thành có mai phục, vội vàng ra lệnh lui binh.

Trong phân cảnh đối đầu với kế sách “vườn không nhà trống”, Tư Mã Ý (Nguỵ Tông Vạn) và Gia Cát Lượng (Đường Quốc Cường) đã có màn diễn xuất bằng ánh mắt vô cùng xuất thần. Đặc biệt, biểu cảm của Tư Mã Ý khi phân tích tiếng đàn của Gia Cát Lượng. Ngụy Tông Vạn đã lột tả thành công sự tự tin khi cho rằng mình nằm lòng tâm gan của “kỳ phùng địch thủ”.

Theo “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, trên đường tháo chạy, Tư Mã Ý còn bị Quan Hưng, Trương Bào, dóng trống mở cờ đuổi quân Ngụy hồn xiêu phách tán. Tuy nhiên, ở bộ phim chuyển thể năm 2010 thì trong tiếng đàn của Gia Cát Lượng (Lục Nghị) có rất nhiều thâm ý. Khi quân Ngụy rút chạy rồi, Gia Cát Lượng thốt lên: “Trời xanh cứu ta, Tư Mã Ý thực là hiểu âm luật“.

Tư Mã Ý đã sớm nhìn ra diệu kế của Gia Cát Lượng nhưng vẫn quyết định rút quân

Về phần Tư Mã Ý (Nghê Đại Hồng) về đến trại, kéo ghế cho Tư Mã Sư ngồi, nghe con nói qua tình hình Tây Thành rồi bảo: “Ta thua Khổng Minh ở số trời, số trời không giúp ta“.

Nhiều người cho rằng Tư Mã Ý đa nghi, sợ hãi nên mới thua trận này. Thế nhưng, trên thực tế, ông là một người mưu mô trong chuyện binh nghiệp nên có thể nhìn thấu kế sách của Gia Cát Lượng. Thêm vào đó, Tư Mã Ý lại nắm trong tay một đội quân hùng mạnh, ông hoàn toàn có thể cử người đến thăm dò thực hư trong Tây thành.

Ngay cả con trai của ông là Tư Mã Chiêu cũng đã gợi ý cho cha mình cách này. Tuy nhiên, đến phút cuối, ông vẫn gạt đi, quyết định rút quân, để quân Thục thoát khỏi kiếp n.ạ.n. Quyết định của Tư Mã Ý như vậy khiến con trai vẫn luôn phân vân. Mãi đến khi chỉ còn hơi tàn, ông mới tiết lộ sự thật về chuyện năm đó.

Tư Mã Ý biết mình chưa thể xuống tay với Gia Cát Lượng vì bản thân phải đối phó với nhiều mối đ.e d.ọ.a đố kỵ trong triều. Nếu Gia Cát Lượng ᴄʜếᴛ, con đường vào Thục Hán mở toang, Tư Mã Ý biết mình sớm muộn cũng sẽ trở thành cái gai trong mắt nhà Ngụy.


Tư Mã Ý thể hiện trí tuệ đỉnh cao trong lần rút quân trước diệu kế của Gia Cát Lượng.

Chỉ cần Gia Cát Lượng còn sống, thế lực Tào Ngụy có thể bị kiểm soát, tạo ra thế cục cân đối. Dù nhà Tư Mã có bị họ Tào nghi ngờ, kiêng kị thì vẫn có giá trị lợi dụng. Bằng không, họ Tư Mã sẽ rất nhanh bị d.i.ệ.t tộc. Bên cạnh đó, Tư Mã Ý trước sau luôn là người chủ động phòng thủ. Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt Bắc phạt thì ông đều thủ vững. Sau này, vị quân sư này bị bệnh mà ᴄʜếᴛ trên chiến trường, ông cũng không đuổi cùng ɢɪếᴛ tận.

Có thể nói, Tư Mã Ý một lần nữa đã nhìn xa trông rộng. Ông duy trì cục diện Tam quốc đến cuối đời, để tích lũy quyền lực cho hậu duệ sau này phế bỏ nhà Ngụy, rồi mới thống nhất Trung Hoa.