Chỉ với 3 chữ này, Lưu Thiện đã tránh được án tử, thậm chí còn sống thọ đến già ngay trong tay kẻ thù diệt quốc.
Khi người Trung Quốc khen một ai thông minh sáng suốt, thường sẽ ví đối phương với một bậc kỳ tài trong thiên hạ nào đó, ví dụ như Gia Cát Lượng là một điển hình.
Nếu như bạn khen một người nào đó có trí tuệ sánh ngang với Gia Cát Lượng, người đó chắc chắn sẽ rất vui, sau đó cười ha hả và có thể sẽ khiêm nhường nói đôi câu: “Tôi đâu có thông minh được như Gia Cát Lượng…” Còn khi họ muốn mắng một người nào đó ngu dốt cũng rất đơn giản, cứ ví người đó như Lưu Thiện, bảo đảm đối phương sẽ nổi cơn tam bành.
Cho dù trong sách sử hay trong tiểu thuyết diễn nghĩa, hình tượng của Lưu Thiện dường như đều không lấy gì làm vẻ vang, đặc biệt là trong “Tam quốc diễn nghĩa”, thậm chí có thể nói là vô dụng đến tột cùng, không hề có chủ kiến.
Lưu Thiện là cái bóng dưới hình tượng rực rỡ của Gia Cát Lượng, để mặc Gia Cát Lượng chi phối.
Mọi người đều nói trong trận Trường Bản, Lưu Thiện bị cha mình là Lưu Bị quăng xuống đất, đầu óc bị ảnh hưởng nên mới ngờ nghệch khờ khạo đến vậy. Lưu Thiện chẳng làm nên trò trống gì, giỏi mỗi trò chọi dế. Nếu như không có Gia Cát Lượng, chẳng biết cỏ trên mộ Lưu Thiện đã mọc cao mấy mét rồi.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, cả bộ sách cũng nhanh chóng đi đến hồi kết. Ngay cả việc Lưu Thiện mở cửa đầu hàng kẻ địch cũng không được nhắc đến nhiều.
Hình ảnh nhân vật Lưu Thiện trên phim.
Lưu Thiện có thực sự ngu si?
Trên thực tế, sau khi Gia Cát Lượng c.h.ế.t, Lưu Thiện còn trấn giữ nước Thục thêm được tới 30 năm, còn dài hơn cả thời gian Gia Cát Lượng nắm quyền điều hành Thục Hán.
Tất nhiên, nếu như nhất định phải đem Lưu Thiện và Gia Cát Lượng ra so, quả thật không thể sánh nổi. Nhưng từ việc này có thể thấy, không thể nói rằng Lưu Thiện là một kẻ vô tích sự, ông cũng có bản lĩnh riêng.
Ưu điểm của Lưu Thiện nằm ở đâu? Đó là ông biết “đạo lý tiến lùi”, chớ coi thường bốn chữ này, Lưu Thiện giữ vững được nước Thục tới hơn 30 năm sau khi Gia Cát Lượng qua đời, cũng chính bởi ông biết ai có thể quản lý đất nước, ai có thể đánh trận, biết buông tay để những năng thần này đi làm việc.
Trong “Tam quốc chí: Đỗ Vi truyện” có ghi chép lại lời đánh giá của Gia Cát Lượng dành cho Lưu Thiện: “Chúa công năm nay mới 18 tuổi, bản chất thông tuệ, quý trọng người tài đức. Người trong thiên hạ tưởng nhớ nhà Hán, ta muốn cùng ông thuận theo ý trời lòng dân, phò tá vị minh quân này, gây dựng lại đại nghiệp, ghi công lao vào sử xanh.”
Tất nhiên ở một phương diện khác, “đạo lý tiến lùi” được thể hiện chẳng lấy gì làm vẻ vang.
Năm Cảnh Diệu thứ 6 (năm 263), tướng Nguỵ là Đặng Ngải tiến quân theo đường núi Âm Bình vào Thục, đánh hạ thành Miên Trúc. Chính quyền nước Thục sắp tan rã, Lưu Thiện cuối cùng đã lựa chọn đầu hàng, lập tức được chuyển tới kinh đô Lạc Dương của nước Nguỵ.
Hình ảnh nhân vật Lưu Thiện trên phim.
Đứng dưới mái hiên nhà kẻ khác, không thể không cúi đầu. Để bảo vệ tính mạng, có thể nói Lưu Thiện đã vô cùng hạ mình. Khi ấy nước Nguỵ cũng đã không còn là thiên hạ của họ Tào từ lâu, thay vào đó là họ Tư Mã nắm quyền.
Để thử lòng Lưu Thiện, trong một buổi tiệc rượu, Tư Mã Chiêu đã hỏi Lưu Thiện rằng sau khi sống ở Lạc Dương có còn nhớ nước Thục không, Lưu Thiện còn chưa lau sạch khoé miệng đã trả lời rằng: “Ở đây rất vui, ta không nhớ đất Thục”, từ đó trở thành trò cười ngàn đời.
Thì ra ba chữ “Sơn Trung Trại” khi đọc ngược sẽ đồng âm với chữ “ở trong núi”, Lưu Thiện đang bày tỏ ý định muốn ở ẩn trong núi, không màng đến sự đời của mình với Tư Mã Chiêu. Kể từ đó Tư Mã Chiêu cũng coi Lưu Thiện như không khí, chẳng bao giờ gây phiền phức cho ông nữa.
Về sau con cháu nhà họ Lưu cũng có chỗ đứng ở Lạc Dương. Tiến một bước chưa chắc có thể giành được tiên hạ, nhưng lùi một bước lại có thể mở ra khung trời mới rộng lớn. Lựa chọn của Lưu Thiện vẫn có thể xem là một kiểu sáng suốt.