Nếu Bàng Thống không đoản mệnh, vẫn tiếp tục phò tá cho Lưu Bị thì có lẽ cục diện trong thiên hạ sẽ lại lần nữa có sự thay đổi, việc Bắc phạt có lẽ cũng sẽ có cơ hội đánh bại Tư Mã Ý?

Những người yêu thích Tam Quốc hẳn đều biết đến câu nói: “Ngọa Long – Phượng Sồ, được một trong hai có thể dẹp yên thiên hạ”.

Tuy nhiên, hai anh tài hiếm có này đều về dưới trướng Lưu Bị, tại sao cuối cùng ông ta vẫn chỉ cát cứ được vùng Tây Nam mà không thể có được cả thiên hạ trong tay?

Tài năng của Gia Cát Lượng và Bàng Thống đều chưa xứng tầm?

Tên tuổi của Gia Cát Lượng đã được lưu danh thiên cổ, không chỉ vì ông có công phò tá cho Lưu Bị, mà còn bởi cả ý chí quyết tâm, kiên trì dẫn quân Bắc phạt, “cúc cung tận tụy, đến ᴄʜếᴛ không từ” của ông với nhà Thục, chưa từng quên đi lời thề ban đầu cũng chưa từng ph.ả.n bội lại sứ mệnh của bản thân.

Về tài năng quân sự, trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả nhân vật Gia Cát Lượng là một vị thừa tướng có tài dùng binh “xuất q.u.ỷ nhập thần”, có thể bấm quẻ đoán trước tương lai, hô mưa gọi gió, dùng lời nói hoặc thư từ để khích ᴄʜếᴛ hàng loạt nhân vật khác như Chu Du, Vương Lãng, Tào Chân…

Sử gia Trần Thọ trong Tam quốc chí bình phẩm rằng đặc điểm của Gia Cát Lượng là rất thận trọng, “Trị quân là sở trường, kỳ mưu là sở đoản; lo liệu việc dân hơn là lo liệu việc tướng”, nghĩa tài năng về chính trị của Gia Cát Lượng hơn hẳn tài năng về quân sự, và về mặt quân sự thì giỏi trị quân hơn là dùng quân.

Nhắc đến ông là nhắc đến một cao nhân “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.

Nếu đem Gia Cát Lượng so sánh với Bàng Thống, thì sự hiện diện của Bàng Thống mờ nhạt hơn rất nhiều.

Về tài năng, Bàng Thống được xem như không hề thua kém so với Gia Cát Lượng. Nhược điểm lớn nhất của Bàng Thống là về ngoại hình khi ông được biết tới là một người có dung mạo rất xấu.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa thì tài năng của Bàng Thống được mô tả ở trận Xích Bích khi ông giúp Chu Du đánh l.ừ.a Tào Tháo để quân Tào nối các chiến thuyền lại với nhau bằng xích sắt nhằm tránh cho quân lính (đa phần là người phương Bắc, không quen thủy chiến) đỡ bị s.a.y sóng.

Tuy nhiên đây chính là điểm yếu chí t.ử tạo điều kiện cho Chu Du dùng chiến thuật ʜᴏ̉ᴀ ᴄôɴɢ, ᴛʜɪêᴜ ᴄʜᴀ́ʏ các chiến thuyền của quân Tào nhanh hơn. Cùng với đó là truyện Bàng Thống làm huyện lệnh nhỏ, chỉ trong nửa ngày mà giải quyết công việc hơn trăm ngày của một huyện khiến Lưu Bị kinh ngạc và tạ tội vì trước kia coi thường.

Hình ảnh nhân vật Bàng Thống trên phim.

Tuy Tam Quốc diễn nghĩa có phần “tô hồng” cho tài năng của Bàng Thống. Nhưng trong thực tế lịch sử, Bàng Thống cũng cho thấy mình là một người tài năng. Thể hiện ở chỗ Gia Cát Lượng cũng rất kính nể ông.

Song, Bàng Thống lại bị trúng tên, mất tại gò Lạc Phượng. Khi mất, ông vẫn chưa thể hiện hết được tài năng quân sự của bản thân đã phải vội vã rời khỏi “sân khấu của lịch sử”, phải nói rằng, đây là một điều vô cùng đáng tiếc.

Thủy Kính tiên sinh từng nói: “Ngọa Long Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ”, như vậy Lưu Bị bấy giờ đã có cả hai người, có phải ngầm chỉ Lưu Bị đã có nửa thiên hạ trong tay hay không?

Nếu Bàng Thống thay Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc phạt, chuyện gì sẽ xảy ra?

Năm 214, Bàng Thống bị quân địch b.ắ.n tên, mất tại gò Lạc Phượng, năm ấy ông mới chỉ 36 tuổi. Nếu Bàng Thống vẫn tiếp tục phò tá cho Lưu Bị, có lẽ cục diện trong thiên hạ sẽ lại lần nữa có sự thay đổi, việc Bắc phạt có lẽ cũng sẽ có cơ hội thay đổi.

Thực tế, Bàng Thống luôn nắm bắt chính xác tình hình thời cục, chiến thuật Bàng Thống lập ra vừa đơn giản lại thực dụng, nhưng luôn đạt được những thành quả ngoài dự kiến.

Hơn nữa, Bàng Thống luôn có các đối sách để ứng phó với các biến cố có thể xảy ra, về điểm này Bàng Thống hơn hẳn Gia Cát Lượng. Cho nên, nếu nói, nếu Bàng Thống là người dẫn quân Bắc phạt, trực tiếp chống lại Tư Mã Ý, có lẽ sẽ đạt được những thắng lợi nhất thời. Nhưng nếu về lâu về dài, Bàng Thống cũng không thể giành được chiến thắng.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim.

Gia Cát Lượng là người tài năng toàn diện, ông không chỉ giỏi việc điều binh khiển tướng, còn am hiểu chính trị, quản lý, có tài dùng người, giúp người đó có được vị trí thích hợp, thể hiện hết tài năng và năng lực bản thân.

Ngược lại, Bàng Thống là người kiêu ngạo, trong việc xử lý quan hệ giữa người với người, Bàng Thống khó có thể làm tốt như Gia Cát Lượng.

Trong quân đội, phải có được sự gắn bó, đoàn kết thì mới có thể đánh bại k.ẻ th.ù, giành được thắng lợi, song Bàng Thống lại không có được nét tính cách thu hút này, nếu phải đối đầu với Tư Mã Ý, thì ban đầu Bàng Thống có thể có được ưu thế hơn nhưng áp lực từ phía hậu phương sẽ khiến cho hành động của Bàng Thống trở nên khó khăn hơn, thậm chí còn sẽ khiến cho việc sắp thành lại bại.

Thế nên, Gia Cát Lượng chỉ có một, người đời sau ca tụng ông không chỉ vì ông dẫn quân Bắc phạt; mặc dù bàn về mưu trí, trí tuệ Bàng Thống không hề thua kém gì Gia Cát Lượng, nhưng Gia Cát Lượng lại là nhân vật toàn tài hiếm gặp.