Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa không hiếm lần xuất hiện những mưu sĩ có năng lực hơn người nhưng lại tự tay hủy hoại đi tiền đồ của chính mình.
Vào cuối thời Đông Hán, mặc dù chiến tranh xảy ra liên miên nhưng cũng gian đoạn chứng kiến sự xuất hiện của vô số anh tài trong thiên hạ. Cũng chính nhờ sự tồn tại của họ mà đã tạo nên cục diên tam quốc, một trong những thời kỳ tuyệt vời nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tuy nhiên, đương thời không ít mưu sĩ tài ba xuất chúng nhưng lại mất sớm vì lý do sức khỏe. Chẳng hạn như Quách Gia, một trong những mưu sĩ của Tào Tháo, được đánh giá không hề thua kém Gia Cát Lượng. Bên cạnh đó, trong lịch sử Tam Quốc cũng có những mưu sĩ năng lực hơn người nhưng lại tự tay hủy đi tiền đồ của chính mình.
Hứa Du
Hứa Du (153 – 208) là một mưu sĩ thân tín của Viên Thiệu cuối thời Đông Hán. Hứa Du và các mưu sĩ khác của Viên Thiệu là Điền Phong, Quách Đồ và Thẩm Phối tuy là bên ngoài là bằng mặt nhưng không hề bằng lòng, ngược lại họ luôn tìm cách hạ bệ đối phương để giành lấy sự tín nhiệm của Viên Thiệu.
Hứa Du là bạn học thuở nhỏ với Tào Tháo, quan hệ không tệ, tuy nhiên sau này ông lại đi theo phò trợ cho Viên Thiệu và rất được trọng dụng.
Viên Thiệu tuy mạnh nhưng lại thiếu tầm nhìn, tính cách lại do dự thiếu quyết đoán. Do đó, không ít lần mối quan hệ quân-thần giữa Hứa Du và Viên Thiệu trở nên căng thẳng, cho đến trận Quan Độ thì như giọt nước tràn ly.
Khi đó, Hứa Du kiến nghị đem quân đ.ánh Hứa Đô nhưng Viên Thiệu không đồng ý. Thêm vào đó, việc gia đình Hứa Du ăn chặn quân hưởng, tham ô của công bị bại lộ, khiến những kế sách của ông sau đó bị Viên Thiệu khinh thường.
Hứa Du vô cùng t.ức g.iận và ngay trong đêm đó đã chạy sang đại bản doanh của quân Tào. Ông hiến kế cho Tào Tháo ᴛấɴ ᴄôɴɢ vào kho lương của quân Viên ở Ô Sào, tạo lợi thế cho việc đại phá Viên Thiệu, thống nhất phương Bắc.
Tuy nhiên, ngay lúc được kính trọng nhất, Hứa Du lại trở nên ngạo mạn và có những hành vi bất kính với Tào Tháo. Hứa Chử thấy vậy không kìm được cơn giận nên đã ra tay ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Hứa Du.
Trần Cung
Trần Cung (154-199), tên tự là Công Đài là mưu sĩ cho Lữ Bố đầu thời Tam Quốc.
Trần Cung vốn là một quan địa phương, sau vì cảm phục sự dũng cảm của Tào Tháo khi dám hành thích Đổng Trác mà đi theo Tào Tháo dựng đại nghiệp. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến sự t.àn b.ạo của Tào Tháo, Trần Cung thất vọng bỏ đi, rồi trở mưu sĩ của Lữ Bố.
Lữ Bố có thêm trí tuệ của Trần Cung như hổ mọc thêm cánh, gây ra rất nhiều khó khăn cho Tào Tháo. Chỉ tiếc, Lữ Bố hữu dũng vô mưu, nhiều lần không nghe theo mưu kế của Trần Cung, kết quả bị Tào Tháo đ.ánh bại và b.ắt sống.
Tào Tháo sau đó rất muốn giữ Trần Cung lại làm việc cho mình nhưng Trần Cung một lòng chọn cái ᴄʜếᴛ. Thậm chí, trên đường ra pháp trường, Tào Tháo còn khóc mà tiễn biệt Trần Cung.
Thư Thụ
Thư Thụ, tên tự là Công Dữ, là mưu thần thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Thư Thụ là mưu thần dưới quyền Châu mục Ký châu Hàn Phức. Sau khi Viên Thiệu đoạt được Ký Châu thì Thư Thụ làm việc cho quân Viên và có rất nhiều cống hiến.
Đáng chú ý, khi Hán Hiến Đế phải chạy trốn từ Lạc Dương đến Trường An, chính Thư Thụ là người kiến nghị Viên Thiệu đi nghênh tiếp vua Hán, trở thành anh hùng cứu thế, gọi thiên hạ đ.ánh kẻ không chịu phục tùng. Viên Thiệu không ngớt lời khen kế sách của ông nhưng cuối cùng lại do dự mà không thực hiện, để Thiên tử rơi vào tay Tào Tháo.
Sau trận Quan Độ, Thư Thụ thà ᴄʜếᴛ không hàng Tào. “Tại sao Thư Thụ có thể hàng Viên nhưng không nguyện hàng Tào?” vẫn là một nghi vấn khiến nhiều người cho đến nay vẫn phải thắc mắc.
Dương Tu
Những ai đam mê Tam Quốc có lẽ đều nhận thấy tài trí của Dương Tu không hề thua kém Tư Mã Ý. Tuy nhiên, người này có một căn bệnh là tự tin thái quá vào sự thông minh của mình. Cuối cùng kẻ thông minh bị chính thông minh hại.
Khi Tào Tháo thua liền Lưu Bị mấy trận, phải cắm trại cố thủ mà không tìm được cách xoay chuyển tình hình, có ý rút quân nhưng lại sợ xấu hổ với ba quân. Một buổi tối, Hạ Hầu Đôn xin khẩu lệnh ban đêm cho doanh trại, Tào Tháo ngần ngừ một lúc rồi nói: “Gân gà”. Hạ Hầu Đôn thấy là liền đem hỏi Dương Tu.
Dương Tu cười lớn rồi bảo Hạ Hầu Đôn chuẩn bị gói ghém đồ đạc, kẻo nội trong 3 ngày nữa Tào Tháo sẽ hạ lệnh rút quân. Dương Tu giải thích rằng khẩu lệnh “gân gà” nói lên tâm trạng của Tào Tháo, vừa muốn rút quân vừa không muốn bỏ, giống như gân gà, ăn thì không có thịt mà bỏ đi thì thấy tiếc. Quả nhiên, Tào Tháo ra lệnh hồi kinh.
Việc Dương Tu luôn đoán được tâm ý của Tào Tháo cũng khiến Tào Tháo cảm thấy lo lắng và t.ức g.iận. Cho đến khi Dương Tu cùng Tào Thực sᴀʏ ʀượᴜ, ɴʜụᴄ ᴍạ bộ hạ của Tào Chương, Tào Tháo đã lấy cớ Dương Tu tự cao tự đại, để lộ quân cơ mà ra lệnh xử t.ử.