Cũng đều nương nhờ người khác từ thuở hàn vi nhưng tại sao Lữ Bố lại bị gọi là “gia nô ba họ” còn Lưu Bị lại được kính nể?
Lưu Bị (161 – 223), tự Huyền Đức, hay còn gọi là Hán Chiêu Liệt đế, là một nhà chính trị, quân sự, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ai đã xem “Tam Quốc Diễn Nghĩa” hẳn còn nhớ cảnh Trương Phi mắng chửi Lữ Bố là “gia nô ba họ”. Quả thực, tính cách của Lữ Bố trong “Tam quốc diễn nghĩa” là như vậy. Lữ Bố vốn họ Lữ, được Đinh Nguyên nhận làm con nuôi, tuy vậy sau đó Lữ Bố lại bị Đổng Trác mua chuộc bằng vàng bạc châu báu và ngựa Xích Thố, không hề ngần ngại ra tay 𝘨.𝘪.𝘦̂́.𝘵 cha mình. Lữ Bố cắt lấy th.ủ c.ấp Đinh Nguyên làm quà ra mắt Đổng Trác, nhận 𝘨.𝘪.𝘢̣̆.𝘤 làm cha. Ai mà ngờ rằng cũng chính sau này, do mê đắm Điêu Thuyền, Lữ Bố 𝘩𝘢̣ 𝘴𝘢́𝘵 nốt Đổng Trác.
Nói tới việc đào tẩu, trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” còn có một vị anh hùng từng nương nhờ người khác nhiều lần, đó chính là Lưu Bị. Lưu Bị từng đi theo Công Tôn Toản, Tào Tháo, Lữ Bố, Viên Thuật, Lưu Biểu… không biết bao nhiêu mà kể. Điều đáng thắc mắc ở đây là, tại sao Lưu Bị không bị gọi là “gia nô ba họ”? So với Lữ Bố, ông khác ở điểm nào?
Trước hết, lý tưởng của hai người khác nhau. Suy cho cùng, trong thời kỳ loạn lạc của “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, lý tưởng của các anh hùng là thống trị thiên hạ. Nhưng mục tiêu của Lưu Bị rõ ràng là thuyết phục hơn Lữ Bố nhiều. Lưu Bị muốn “chấn hưng nhà Hán, khôi phục quốc gia”, tuy nhà Hán suy vong nhưng ông vẫn mang lý tưởng cao đẹp này. “Lưu Hoàng Thúc”, một hậu duệ của nhà Hán, nghèo đến mức phải đan dép rơm kiếm sống, mặc dù vậy ông vẫn luôn đề cao tình yêu đất nước, chính mà vậy mà ông tự nhiên giành được sự kính mến và nể phục của mọi người.
Trong khi đó Lữ Bố, mặc dù là một vị tướng sở hữu sức mạnh vô song, nhưng lại không biết đại cục. Cũng có thời gian Lữ Bố làm lãnh chúa thống lĩnh một phương, thế nhưng ông lại không tận dụng thời cơ, nắm bắt lòng dân. Lữ Bố không khác gì các chư hầu khác, chẳng qua là dựa vào vũ lực mà chiếm đoạt lãnh thổ mà thôi. Có thể thấy, tuy có năng lực nhưng Lữ Bố lại không có tư cách.
Điểm khác biệt thứ hai là ở lòng trung thành. Cả Lưu Bị và Lữ Bố đều đã nhiều lần sang nương náu người khác rồi lại bỏ đi, nhìn qua có thể nói họ không phải là người trung thành. Mặc dù vậy, nếu phân tích kĩ, chúng ta sẽ hiểu được điểm khác nhau. Lữ Bố đến với Đinh Nguyên, sau đó lại 𝘨.𝘪.𝘦̂́.𝘵 Đinh Nguyên để theo Đổng Trác, cuối cùng 𝘨.𝘪.𝘦̂́.𝘵 luôn cả Đổng Trác, tất cả đều là vì lợi ích cá nhân. Ai dám nhận một thuộc hạ như vậy? Là cận thần nhưng lại bất chính, đây cũng là nguyên nhân lớn nhất khiến Tào Tháo không dám nhận Lữ Bố.
Nhưng Lưu Bị thì khác, lòng trung thành của Lưu Bị không dành cho những người ông đi theo mà là dành cho nhà Hán. Lưu Bị nương nhờ các chư hầu phần lớn giống như một mối quan hệ hợp tác, chứ không phải là đầu hàng. Ngoài ra, bên cạnh Lưu Bị luôn có những vị tướng tài sát cánh, sẵn sàng 𝘮𝘢̣𝘰 𝘩𝘪𝘦̂̉𝘮 𝘵𝘪́𝘯𝘩 𝘮𝘢̣𝘯𝘨 vì ông. Vì vậy có thể nói, việc Lưu Bị nương nhờ chỉ là tạm thời, dường như vị quân chủ nào cũng ngầm hiểu điều đó. Rồi một ngày, Lưu Bị sẽ đường đường chính chính ra đi, đó không thể gọi là một sự phản bội được.
Điểm khác biệt cuối cùng giữa Lữ Bố và Lưu Bị chính là thái độ. Đối với Lữ Bố, có lẽ chỉ có hai loại người, thắng làm vua, thua đầu hàng. Chính vì thế, tuy là mãnh tướng nhưng Lữ Bố lại không có khí chất của một bậc quân chủ. Tính tình thất thường và hành vi tráo trở của ông khiến người khác chán ghét, có thể gọi là bất trung, bất chính.
Nhưng hình ảnh của Lưu Bị có thể nói là hoàn toàn ngược lại. Chúng ta đều biết rằng thực lực của Lưu Bị trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” không phải là mạnh, sống sót trong thế giới loạn lạc cũng không dễ dàng gì, nhưng Lưu Bị lại là một vị chúa công tài giỏi. Dẫn dắt toàn quân tồn tại vượt qua bao tình cảnh hiểm nghèo, Lưu Bị không bao giờ quên ý định ban đầu của mình là “phục hưng Hán thất”, cộng thêm tính cách nhân từ nên ông rất được lòng binh sĩ.
Bên cạnh đó, Lưu Bị là một người chắc chắn, khiến người khác yên tâm. Dù thực lực không mạnh nhưng ông chưa bao giờ xu nịnh và luôn tuân thủ nguyên tắc của bản thân. Chính vì điều này mà hầu hết những người chấp nhận cho Lưu Bị tá túc đều kính cẩn gọi ông là “Lưu Hoàng Thúc”, không chỉ vì thân thế của Lưu Bị, mà vì cách cư xử và hành động của ông trong những lúc khốn khó.