Ngoài các võ tướng hàng đầu, uy danh vang xa thiên hạ như Quan Vũ, Triệu Vân,…Tam quốc vẫn còn những nhân tài hiếm có, hơn nữa nếu so sánh với Lã Bố, cho dù có thể họ thua kém đôi chút về mặt võ nghệ, nhưng bất kể nhân phẩm hay tài năng quân sự đều vượt xa Lã Bố.

Ở thời Tam Quốc nếu nói tới các nhân vật anh hùng nổi bật thì không thể không nhắc đến “Nhất Lữ nhị Triệu tam Điển Vi, tứ Quan ngũ Mã lục Trương Phi”. Những người như Lã Bố, Mã Siêu, Triệu Vân, Quan Vũ… đều được đánh giá cao nhờ vào võ công cao cường của mình, để lại dấu ấn thuộc về riêng mình trong lịch sử. Cho dù tính cách của họ hoàn toàn khác nhau, thế nhưng họ đều là những nhân vật làm mưa làm gió khi ấy.

Như Lã Bố có thể xưng bá một phương ở giai đoạn đầu Tam Quốc, nguyên nhân trực tiếp nằm ở việc võ nghệ của ông gần như vô địch vào thời điểm ấy. Ông từng một mình chiến đấu ngang tài ngang sức với Quan Vũ và Trương Phi, mãi tới khi Lưu Bị tham gia, Lã Bố mới bắt đầu suy yếu.

Hình ảnh nhân vật Lã Bố trên phim. Ảnh: Sohu

Thế nhưng Lã Bố không thể coi là một người anh hùng chân chính, bởi vì tính ông sáng nắng chiều mưa, là một “gia nô ba họ” với nhiều lần đổi chủ, vả lại nhân phẩm không tốt, năng lực lãnh đạo cũng chưa đủ. Đánh giá về ông trong lịch sử, ngoài võ công cao cường ra, về cơ bản đều là hàng loạt lời chê trách.

Lã Bố đã tự tay chôn vùi mọi huy hoàng của mình, công lao duy nhất trong cuộc đời ông cũng đã bị người ta lãng quên. Tuy được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất võ tướng”, thế nhưng ông không được coi là anh hùng chân chính.

Vậy ngoài các võ tướng hàng đầu, uy danh vang xa thiên hạ như Quan Vũ, Triệu Vân,…Tam quốc vẫn còn những nhân tài hiếm có, hơn nữa nếu so sánh với Lã Bố, cho dù có thể họ thua kém đôi chút về mặt võ nghệ, nhưng bất kể nhân phẩm hay tài năng quân sự đều vượt xa Lã Bố.

1. Văn Sính

Văn Sính tự Trọng Nghiệp là một tướng lĩnh thủy quân nhà Tào Ngụy trong thời kỳ Tam Quốc của Lịch sử Trung Quốc.

Văn Sính vốn là đại tướng của Lưu Biểu, sau khi Lưu Biểu mất, con là Lưu Tông sau khi kế vị đã hàng Tào.

Ban đầu Văn Sính không cùng các quan viên khác đến gặp Tào Tháo, phải đến khi Tào Tháo cho mời riêng và hỏi nguyên nhân, Văn Sính nói rằng bản thân không thể bảo vệ vùng đất của mình, lòng thấy xấu hổ không muốn gặp người khác. Tào Tháo bị thuyết phục bởi lòng trung nghĩa của Sính, từ đó trọng dụng, trao cho binh quyền và vẫn để ông tiếp tục trấn thủ Giang Hạ.

Quan Vũ là một danh tướng đương thời, chiến tích lẫy lừng, uy trấn Hoa Hạ, nhưng không ít lần phải nhận thất bại trước Văn Sính.

Văn Sính từng đánh Quan Vũ ở trận Tầm Khẩu, lập được công lao, được phong làm Diên Thọ đình hầu và chức Thảo nghịch tướng quân. Sau đó tại Hán Tân, Văn Sinh chiếm được quân lương của Quan Vũ. Chưa hết, ông còn từng đốt hết chiến thuyền của quân Thục ở Kinh Châu, giáng một đòn đau cảnh cáo sự kiêu ngạo của Quan Vũ.

Năm 226, Tôn Quyền thân chinh đưa 5 vạn quân đến vây Văn Sính ở Thạch Dương. Văn Sính kiên quyết cố thủ. Tôn Quyền đóng giữ hơn hai mươi ngày không có kết quả, ngược lại còn hao binh tổn tướng, buộc phải lui về. Văn Sính thấy vậy, mở thành mang quân truy kích đánh tan quân Ngô.

Khi Đông Ngô công đánh Giang Hạ, triều đình nhà Ngụy vô cùng lo lắng, nhưng Tào Minh Đế Tào Duệ lại rất ung dung và từng nói rằng: “Tôn Quyền ắt không thể ở lại lâu”, điều này cho thấy Văn Sính đến đời Tào Duệ cũng rất được tín nhiệm.

2. Cam Ninh

Người thứ hai là đại tướng Cam Ninh của tập đoàn Tôn Ngô. Người này võ công cao cường, hơn nữa vừa cam đảm vừa có mưu kế.

Tôn Quyền từng nói: “Mạnh Đức có Trương Liêu, ta có Cam Hưng Bá”.

Cam Ninh tự Hưng Bá, thời niên thiếu ông đã tụ tập một toán thanh niên địa phương, tự mình làm thủ lĩnh, nổi tiếng hành hiệp trượng nghĩa, thích giao du trong thiên hạ. Các quan sở tại nếu tiếp đón ông chu đáo thì ông rất sẵn lòng giúp đỡ họ, ngược lại Can Ninh sẽ cho thủ hạ ᴄướᴘ bóc, thậm chí là ɢɪếᴛ cả quan lại.

Đến độ trung niên, Cam Ninh đột nhiên lao vào đọc sách, rồi muốn làm đại sự, vì thế mà đầu tiên ông làm thủ hạ của Lưu Chương, sau đi theo phục vụ cho Lưu Biểu. Đến năm 208, Cam Ninh đến với Tôn Quyền, bắt đầu xây công lập nghiệp.

Hình ảnh nhân vật Cam Ninh trên phim. Ảnh: Sohu

Tài năng của mãnh tướng Cam Ninh cũng bắt đầu được phát huy khi ở Đông Ngô. Năm 213, Tào Tháo dẫn 40 vạn quân bộ tiến đánh ải Nhu Tu, khí thế ầm ầm. Tôn Quyền lệnh Cam Ninh dẫn theo 3000 quân nhân lúc quân Tào mới đến thì ᴄướᴘ trại để làm suy giảm nhuệ khí của địch.

Cam Ninh từ chối mà tự mình chỉ chọn ra 100 tinh binh, chờ đến canh hai lặng lẽ kéo đến doanh trại quân Tào rồi lao vào ᴄʜéᴍ ɢɪếᴛ. Quân Tào hoảng l.o.ạ.n, Cam Ninh náo l.o.ạ.n một trận rồi ra về với 100 quân nguyên vẹn.

Một lần khác vào năm 215, khi Lỗ Túc trấn thủ Ích Dương, Quan Vũ dẫn theo 5000 tinh binh chuẩn bị vượt sông giữa đêm, tin tức khiến Ngô doanh hoảng s.ợ. Tuy nhiên đến khi Cam Ninh dẫn theo hơn 1000 quân bất ngờ xuất hiện, đã khiến Quan Vũ lo sợ mà hủy bỏ kế hoạch vượt sông.

Có thể nói Cam Ninh là vị tướng đầy bản lĩnh. Trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Cam Ninh được liệt vào hàng “Giang Đông chi hổ”. Tuy nhiên bản tính của Cam Ninh ʜᴜɴɢ ᴅữ, nhiều lần vi phạm phép tắc, kháng mệnh lệnh, khiến Tôn Quyền không ít lần muốn trị tội, nhưng Lã Mông từng khuyên rằng: “Thiên hạ chưa định, đấu tướng như Ninh khó tìm, nên nhẫn nhịn”.

3. Hạ Hầu Đôn

Đại tướng thứ ba được kể tới là Hạ Hầu Đôn của tập đoàn Tào Nguỵ.

Hạ Hầu Đôn, tên tự là Nguyên Nhượng là công thần khai quốc nhà Tào Ngụy. Ông là anh họ của Hạ Hầu Uyên và cũng là một trong những tướng trung thành với Tào Tháo, góp công trong những trận đánh với Lưu Bị, Tôn Quyền, Lữ Bố.

Dòng họ Hạ Hầu vốn là dòng họ trung thành với Tào Tháo, Hạ Hầu Đôn lại là người nổi bật trong số ấy, cả đời ông gánh vác những công việc nặng nề cho thế lực Tào Nguỵ.

Hình ảnh nhân vật Hạ Hầu Đôn trên phim. Ảnh: Sohu

Trong Tam quốc chí, Hạ Hầu Đôn truyện viết rằng Hạ Hầu Đôn đưa quân vận, tư trang đến cho gia quyến Tào Tháo ở Yên Thành thì gặp Lã Bố, hai bên giao chiến. Bố vờ rút chạy về Bộc Dương, rồi dùng mưu tập kích phía sau, ᴄướᴘ quân nhu của Đôn.

Tiếp đó, Lã Bố lại bày kế sai người trá hàng, rồi bắt giữ Hạ Hầu Đôn làm con tin ngay giữa trướng. Trung quân của Đôn kinh hoàng chấn động, may nhờ có Hàn Hạo giữ cho quân tướng không rối l.o.ạ.n. Hạo dẫn quân đến vây trướng, bắt người của Lã Bố, cứu được Hạ Hầu Đôn.

Tào Tháo phải bỏ Từ Châu, mang quân về lấy lại Duyện Châu. Hạ Hầu Đôn lại theo Tháo đi đánh Lã Bố, bị tên lạc b.ắ.n trúng, mù mất một mắt, từ đó quân sĩ gọi ông ta là Manh Hạ Hầu (Hạ Hầu đui).

Năm 200, Quan Vũ cùng Tôn Càn đưa hai phu nhân của Lưu Bị sang Nhữ Nam rồi dọc đường qua ải ᴄʜéᴍ tướng của Tào Tháo, Hạ Hầu Đôn thấy vậy liền tức tốc cho quân đuổi theo nhằm ᴛʀᴜʏ sáᴛ Quan Vũ. Trong khi giao chiến với Quan Vũ, thì Trương Liêu lại mang văn thư của Tào Tháo đến ngăn cản, Hạ Hầu Đôn bèn phải tuân theo lệnh mà rút quân về.

4. Từ Hoảng

Đại tướng thứ tư là Từ Hoảng của tập đoàn Tào Nguỵ.

Từ Hoảng, tự Công Minh, là danh tướng nhà Tào Ngụy. Trong suốt binh nghiệp của mình, Từ Hoảng luôn thể hiện tài năng quân sự xuất sắc, lập được nhiều chiến công, nổi bật nhất là việc đánh bại Quan Vũ trong trận chiến Phàn Thành.

Ông được Trần Thọ, tác giả của Tam Quốc chí, xếp vào hàng năm võ tướng dũng mãnh nhất của nước Ngụy, cùng với Nhạc Tiến, Trương Cáp, Trương Liêu và Vu Cấm.

Nếu như năm xưa Lã Bố có được tài năng quân sự như Từ Hoảng, có lẽ ông đã độc chiếm thiên hạ rồi từ lâu rồi, vả lại Từ Hoảng vốn cũng là một đại tướng có võ công cao cường.

Giây phút huy hoàng nhất trong sự nghiệp của Từ Hoảng là ở trận đánh Phàn Thành. Khi Phàn Thành bị Quan Vũ tấn công và quân tiếp viện do Vu Cấm chỉ huy bị đánh bại, Từ Hoảng dẫn quân đến Phàn Thành làm quân tiếp viện thứ hai.

Từ Hoảng biết rằng phần lớn lính của mình không được tập luyện bài bản nên ông không giao chiến ngay mà lập trại đằng sau quân địch. Ông cho lính đào hầm xung quanh thành khác của địch là Nghiêm Thành, giả vở như cắt đường vận lương của địch. Quân Quan Vũ bị l.ừ.a và rời bỏ vị trí, giúp Từ Hoảng từng bước giải vây Phàn Thành.

Sau khi quân tiếp viện đến, Từ Hoảng cho quân của mình tấn công trực tiếp vào trại Quan Vũ. Quan Vũ dẫn 5000 kị binh để để đẩy lùi quân Ngụy, nhưng thất bại. Không những vậy, phần lớn quân lính của Quan Vũ bị đẩy xuống sông Hán Thủy và ᴄʜếᴛ đᴜốɪ. Cuộc vây hãm Phàn Thành của quân Thục bị phá vỡ. Khi Tào Tháo biết tin, ông đã so sánh Từ Hoảng với Tôn Tử.

5. Khương Duy

Đại tướng cuối cùng là Khương Duy của tập đoàn Thục Hán.

Ban đầu Khương Duy vốn không phải là người của tập đoàn Thục Hán, khổ nỗi chúa công quá yếu kém, ông đành phải đi theo Gia Cát Lượng.

Hình ảnh nhân vật Khương Duy trên phim. Ảnh: Sohu

Lúc đầu, khi Khương Duy còn đang làm việc cho thế lực khác, mưu kế Gia Cát Lượng triển khai đã bị Khương Duy nhìn thấu, Khương Duy còn dùng ngược lại mưu kế khiến Gia Cát Lượng phải chịu tổn thất.

Gia Cát Lượng nếm trái đắng, thế nhưng lại coi trọng Khương Duy, cuối dùng dạy hết những gì mình học được cả đời cho ông.

Ngoài ra, Khương Duy còn từng đại chiến với Triệu Vân. Tuy rằng khi ấy Triệu Vân đã là người lớn tuổi, thế nhưng võ nghệ của ông càng đến mức độ hết sức điêu luyện, Khương Duy lại có thể đánh lâu với Triệu Vân mà không thua, chứng tỏ võ nghệ của Khương Duy quả thực cũng cao siêu.