Nhiều người ắt hẳn cũng không mấy xa lạ gì trong việc Trung Quốc thường nhận vơ phong tục văn hóa các nước xung quanh thành của mình. Mới đây thôi ta còn thấy Trung Quốc tự nhận kim chi là ẩm thực nước mình. Bắt nguồn từ video ẩm thực của Lý Tử Thất hướng dẫn cách làm kim chi, Lý Tử Thất đã giới thiệu nó là món ăn truyền thống của người Trung Quốc khiến cho dân Hàn vô cùng phẫn nộ.
Không chỉ Hàn Quốc, Việt Nam cũng không tránh khỏi kiếp nạn. Được biết đây không chỉ là lần đầu tiên văn hóa Việt Nam bị người anh em hàng xóm to béo nhận vơ thành của mình.
Năm 2019, trong tuần lễ thời trang Trung Quốc xuân hè 2019 có rất nhiều bộ giống hệt như áo dài Việt Nam.
Năm 2020, trong cuộc thi tài năng tại Miss Earth, Miss Earth China đã mặc chiếc áo dài trắng của Việt Nam để quay biểu diễn khiến những người theo dõi cuộc thi tức giận tỏ thái độ không đồng tình trên trang instagram và facebook của Miss Earth.
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng chuyên chụp cho các tạp chí lớn của Trung Quốc cũng từng bị phốt ăn cắp chiếc áo dài biến tấu thành thiết kế của riêng mình. Tuy cô không thừa nhận mình đã ăn cắp nó nhưng chắc chắn rằng người Việt Nam nào nhìn thấy nó đều có thể nhận ra chiếc áo dài quen thuộc.
Nhiều người Trung Quốc cho rằng dân tộc Kinh là một dân tộc thiểu số của Trung Quốc cho nên họ có quyền sử dụng nó, vậy dân tộc Hoa cũng là dân tộc thiểu số của Việt Nam, phải chăng Hán phục cũng là trang phục dân tộc của Việt Nam?
Mới đây cư dân mạng lại rộ lên việc chiếc Cúc Phượng của Việt Nam biến thành vật phẩm của thời Minh trong phim Cẩm Tâm Tựa Ngọc đang hot gần đây lại dấy lên làn sóng phẫn nộ trong lòng người Việt.
Chiếc Cúc Phượng tinh xảo đính trên áo Nhật Bình thời Nguyễn. Tôn lên vẻ sang trọng của người phụ nữ Việt trong những bộ ảnh đen trắng thời xưa.
Tuy nhiên có vẻ như chiếc Cúc Phượng quý giá trong kho tàng văn hóa vật thể của Việt Nam đã bị nhà hàng xóm bê đi từ lâu chứ không còn mới đây nữa. Mọi người cũng phải tá hỏa lên khi cúc phượng của Việt Nam xuất hiện tràn lan trên các shop taobao và được giới thiệu là một món đồ của Trung Quốc.
Thậm chí nó còn được đính làm phụ kiện trên các bộ Hán phục chứ không phải trên áo Nhật Bình của Việt Nam là vị trí vốn thuộc về của nó.
Lấy cớ các nước xung quanh ảnh hưởng văn hóa nước mình, người Trung Quốc luôn có thái độ ngạo mạn đối với các nước xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam mà nghiễm nhiên cho rằng văn hóa nước họ cũng là văn hóa của mình, không hề tôn trọng văn hóa riêng của nước khác, nhiều người còn cho rằng Trung Quốc đang cố vơ vét những thứ không thuộc về mình biến thành của mình nhằm mục đích đổi trắng thay đen, lật lọng phải trái, đồng hóa văn hóa các nước xung quanh thành của Trung Quốc. Bạn có đồng tình với ý kiến không?
Bài Viết: Cửu Điều Hà