Có trong tay mưu sĩ số 1 Khổng Minh và Ngũ hổ tướng mạnh mẽ nhất thời bấy giờ nhưng Lưu Bị lại rất coi trọng 3 vị tướng này. Tiếc rằng dù tài giỏi đến đâu nhưng Thục Hán vẫn là nước đầu tiên suy vong.
Trong Tam Quốc, thời kỳ đẫm m.áu và nhiều hỗn l.oạn trong lịch sử, cuộc so tài giữa ba tập đoàn chính trị là Tào Ngụy, Đông Ngô và Thục Hán, được coi là hấp dẫn nhất.
Khác với Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị có xuất phát điểm yếu hơn khi thuở đầu chỉ là người bán giày cỏ sống qua ngày, mang danh là “kẻ ăn nhờ, ở đậu” ở đất Kinh Châu, rồi cuối cùng trở thành hoàng đế lập ra nhà Thục Hán. Có thể nói, cuộc đời binh nghiệp cùng quá trình xây dựng cơ nghiệp của Lưu Bị không hề dễ dàng.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của Lưu Bị chính là nhờ khả năng thu phục nhân tài.
Về mưu sĩ, để có thể mời được Gia Cát Lượng xuống núi, Lưu Bị đã đích thân ba lần tới nhà tranh để mời vị quân sư này cùng ông mưu tính đại sự. Việc làm này minh chứng cho sự thành tâm, thành ý của Lưu Bị đối với hiền tài là Gia Cát Lượng.
Về mãnh tướng, Lưu Bị chiêu mộ được “Ngũ hổ tướng” gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu, cùng nhiều vị tướng tài năng khác.
Tuy nhiên, trong số những tướng đi theo Lưu Bị, chỉ có ba người này được Lưu Bị thực sự coi trọng.
Ba vị tướng này là những ai?
Vị trí số 1: Quan Vũ
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” có nhắc đến điển tích nổi tiếng “kết nghĩa vườn đào” của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi. Ba người tuy không sinh cùng ngày, cùng tháng nhưng nguyện ᴄʜếᴛ cùng ngày, cùng tháng, tình anh em sống ᴄʜếᴛ có nhau. Kể từ sau điển tích này, 3 người đã cùng nhau đồng tâm hiệp lực để góp phần xây dựng cơ nghiệp, thành lập Thục Hán, một trong ba thế lực mạnh nhất thời Tam Quốc.
Trong ba anh em, Trương Phi là người tuy có bản lĩnh, võ nghệ hơn người, nhưng lại vô cùng nóng tính. Lưu Bị cũng từng chỉ ra rằng Trương Phi đối xử với binh lính rất tệ và có thể gặp rắc rối vì điều này trong tương lai.
Kết quả, Trương Phi sau này bị thuộc hạ dưới trướng ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ.
Lưu Bị luôn coi trọng Quan Vũ. Ảnh: Sohu
Còn về Quan Vũ, tuy tính tình kiêu ngạo nhưng trung nghĩa, Lưu Bị luôn coi trọng và thậm chí là hàng đầu trong số các vị tướng tài ba dưới trướng.
Lưu Bị luôn đánh giá cao Quan Vũ và cho rằng ông có khả năng làm nên việc lớn. Sau chiến thắng ở trận Xích Bích, Lưu Bị giao nhiệm vụ trấn thủ Kinh Châu, căn cứ địa duy nhất và trọng yếu của Thục Hán, cho Quan Vũ đảm nhận. Điều này cho thấy Lưu Bị rất coi trọng Quan Vũ.
Sau khi Lưu Bị đại thắng ở trận Hán Trung, ông quyết định ban thưởng cho các tướng sĩ, binh lính của mình. Trong đó, Quan Vũ được phong là Tiền tướng quân, chức vụ cao nhất trong quân đội Thục Hán.
Sau này, Quan Vũ bị quân Đông Ngô bắt và ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ. Lưu Bị đã vô cùng đau xót trước mất mát này. Ông quyết định tổng tiến công thảo ph.ạt Đông Ngô một cách nóng vội, do đó chịu thất bại nặng nề ở trận Di Lăng (năm 221 – 222).
Vị trí số 2: “Bản sao” của Quan Vũ
Trong doanh trại của Thục Hán, Lưu Bị tìm thấy một “bản sao” của Quan Vũ, đó chính là Ngụy Diên. Ông là đại tướng của nhà Thục Hán. Trong chiến dịch Bắc phạt (228 – 234), Ngụy Diên từng được phong chức Tiền quân sư, Chinh Tây đại tướng quân, Giả tiết…, quyền lực vô cùng lớn.
Ngụy Diên được coi như “bản sao” của Quan Vũ. Ảnh: Sohu
Tại sao Ngụy Diên lại là “bản sao” của Quan Vũ?
Theo ghi chép trong “Tam Quốc chí”, Ngụy Diên được đánh giá là vị tướng tài năng, dũng cảm, có tính cách cương trực, đối xử tử tế với binh lính dưới trướng, nhưng rất kiêu ngạo, thích tự ý chỉ huy. Đây có lẽ là đặc điểm giống với Quan Vũ nhất.
Sự kiêu ngạo quá mức khiến Ngụy Diên vừa mất lòng người cùng cấp, vừa không được lòng cấp trên. Đây cũng chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới cái ᴄʜếᴛ của ông sau này.
Sau khi chiếm được Hán Trung, Lưu Bị đã giao trọng trách trấn thủ Hán Trung cho Ngụy Diên. Điều này cho thấy Lưu Bị rất coi trọng vị tướng này. Ngụy Diên cũng không phụ lòng tin của Lưu Bị khi hết lòng bảo vệ Hán Trung.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Ngụy Diên đã tham gia chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng và lập được nhiều chiến công.
Vị trí số 3: Hướng Sủng
Hướng Sủng là một vị tướng tài năng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.
Ban đầu, Hướng Sủng chỉ là một nha môn tướng. Năm 222, Hướng Sủng theo Lưu Bị thảo phạt Đông Ngô. Đến năm 223, khi doanh trại Thục Hán bị quân Ngô đốt cháy, thương vong rất lớn, chỉ riêng đội quân do Hướng Sủng chỉ huy là rút lui an toàn, lực lượng không gặp tổn thất gì. Khi biết chuyện, Lưu Bị đã khen ngợi Hướng Sủng là người có năng lực, tài cán.
Dù sau đó không bao lâu thì Lưu Bị qua đời, nhưng việc Lưu Bị phát hiện ra tài năng của Hướng Sủng và khen ngợi ông đủ để thấy vị tướng này được coi trọng.
Hướng Sủng từng là vị tướng được Lưu Bị khen ngợi, Gia Cát Lượng tiến cử. Ảnh: Sohu
Khi Hậu chủ Lưu Thiện đăng cơ năm 223, Hướng Sủng được phong tước Đô đình hầu, thăng lên chức Trung bộ đốc, đảm nhận việc quản lý quân túc vệ trong cung, trọng trách rất giống với danh tướng Triệu Vân.
Gia Cát Lượng đều thảo luận nhiều việc từ nhỏ đến lớn cùng với Hướng Sủng. Đặc biệt, trước khi Bắc phạt, Gia Cát Lượng dâng “Xuất sư biểu”, có đoạn tiến cử Hướng Sủng, rằng: “Tướng quân Hướng Sủng, tính tình đức hạnh, hiểu rõ được việc quân, lại được mài giũa qua việc ngày trước, Tiên đế (Lưu Bị) khen là người có năng lực, mọi người tiến cử Sủng làm đốc…”.
Minh chứng trên đủ để thấy lời khen của Lưu Bị có ảnh hưởng thế nào đến việc Gia Cát Lượng trọng dụng Hướng Sủng sau này.
Đến năm 240, khi dẫn quân bình định n.ổi l.oạn ở vùng Hán Gia, Hướng Sủng không may lọt vào trùng vây, t.ử trận. Khi biết tin Hướng Sủng qua đời, binh sĩ dưới trướng là liều mạng đoạt lại x.ác của ông và đưa về Thành Đô để an táng.
Đáng tiếc Hướng Sủng không may ᴄʜếᴛ trong l.oạn l.ạc. Nếu ông còn sống, chắc chắn sẽ có nhiều đóng góp cho Thục Hán.