Cuối thời Đông Hán, thiên hạ rơi vào thế cục hỗn l.o.ạ.n, các thế lực chư hầu nổi lên khắp nơi. Khi đó Tào Tháo chi phối thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu, Lưu Bị tự xưng là hậu duệ Hán thất, Tôn Quyền độc bá Giang Đông, thế chân vạc dần được hình thành từ đó.

Thế nhưng trong giai đoạn nhân tài nổi lên khắp nơi như thời bấy giờ, người sở hữu năng lực xuất chúng hơn cả chỉ có 4 nhân vật dưới đây.

4. Tôn Kiên 

Tôn Kiên (155-191) tên tự là Văn Đài, là người đặt nền móng xây dựng nước Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Đương thời ông là vị tướng nhà Hán, tham gia vào cuộc chiến chống quyền thần Đổng Trác.

Ông nổi tiếng với các chiến tích dẹp l.o.ạ.n quân Khăn Vàng cuối thời Hán và các chiến công khi liên minh với các lộ chư hầu để giao chiến với quân của Đổng Trác.

Tác phong táo bạo quyết đoán và triệt để này chính là đặc trưng của Tôn Kiên, mà sau này cũng được Tôn gia kế thừa. Viên huyện lại mười bảy tuổi Tôn Kiên ở sông Tiền Đường năm nào dám một mình hù dọa cả trăm tên hải tặc, viên Tư mã Tôn Văn Đài dũng cảm xung phong leo lên thành trì phá giặc làm gương cho binh sĩ, cũng phảng phất cái oai hùng dũng liệt của Tiểu Bá Vương Tôn Sách một ngựa một thương tung hoành Giang Đông sau này.

Với cá tính quyết liệt và triệt để đó, ai dám cản trở quyết tâm của Tôn Kiên đương nhiên sẽ bị ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ. Thứ sử Kinh Châu Vương Duệ dám “nói năng vô lễ”, Thái thú Nam Dương Trương Tư “đường xá chưa tu sửa, quân tư trang không đầy đủ”, “không cấp quân lương”, đều bị Kiên ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ. Một kẻ có quyền lực khác, quân hàm rất cao, gia thế rất mạnh là Hậu Tướng quân Viên Thuật cũng bị Kiên phê bình nghiêm khắc.

Theo một số nguồn sử liệu Trung Quốc, “Mãnh hổ Giang Đông” Tôn Kiên được cho là tác giả của chiến công mà Quan Vũ “hưởng”. Cái ᴄʜếᴛ của mãnh tướng Hoa Hùng đã được lịch sử ghi lại. Nhưng nhân vật tr.ả.m Hoa Hùng không phải là Quan Vũ, mà là “Giang Đông chi hổ” Tôn Kiên.

Có thể nói trong liên quân phạt Đổng khi đó, Tôn Kiên đã tỏa sáng rực rỡ, không chỉ nhờ võ công mà còn do văn chí, lên ngựa không chỉ biết đánh thắng, xuống ngựa còn biết tạo lập chuẩn mực, chỉ ra cái sai, phê bình góp ý. Kiên đã cho cả thiên hạ thấy rằng, thế nào mới là một trung thần mẫu mực, thế nào mới là một thần tử đúng nghĩa.

Tuy nhiên, sau này các lộ chư hầu bất hòa, quay sang đánh lẫn nhau. Tôn Kiên trên đường quay về Giang Đông đã giao tranh với quân của Lưu Biểu (Thứ sử Kinh Châu) và bị ɢɪếᴛ do l.o.ạ.n tên khi truy đuổi quân địch ở Hiệp Sơn, hưởng dương 37 tuổi.

Sau này các con ông về Giang Đông đã xây dựng một vùng lớn mạnh và thành lập nhà Đông Ngô sau này, còn Tôn Kiên được xem chính là người đặt nền móng.

3. Quan Vũ 

Quan Vũ (tự Vân Trường) là vị tướng nổi tiếng thời Tam quốc. Ông góp phần quan trọng giúp Lưu Bị lập nhà Thục Hán và là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng.

Dưới ảnh hưởng của Tam Quốc diễn nghĩa, dân gian xem hình ảnh Quan Vân Trường cưỡi Xích Thố, tay cầm Thanh Long đao là biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa, trung thành. Tuy nhiên, nhiều sử gia khẳng định ông quá kiêu căng, ngạo mạn và chính tính cách này gây ra cái ᴄʜếᴛ của Quan Vũ.

Không chỉ là bậc công thần nhà Thục Hán, Quan Vũ được người đời kính trọng bởi dũng khí, trung thành.

Cuộc đời ông là chuỗi các chiến công hiển hách, ch.é.m Hoa Hùng, đánh Lữ Bố, tr.ả.m Nhan Lương, ɢɪếᴛ Văn Xú, qua 5 ải ch.é.m 6 tướng. Quan Vũ cũng gắn liền nhiều giai thoại làm nổi bật hình tượng anh hùng của ông trong lòng người đời.

Tuy nhiên, dù có tài nhưng ông mắc khuyết điểm là quá kiêu ngạo, cậy tài.

Các nhà sử học đánh giá Quan Vũ là người vũ dũng nhưng kiêu ngạo, không chịu ở dưới người khác, dẫn đến bất hòa nội bộ, phá hỏng liên minh.

Năm 214, nghe tin Mã Siêu hàng Lưu Bị ở Tây Xuyên, Vân Trường đang ở Kinh Châu bèn viết thư hỏi Gia Cát Lượng: “Nhân phẩm, tài năng của Mã Siêu có thể sánh với ai?”.

Biết tính Quan Công, Khổng Minh phải lựa cách trả lời để không phật lòng ông: “Mã Siêu chỉ có thể sánh ngang với Trương Phi, không thể siêu phàm tuyệt luân như ngài!”.

Ngoài ra, Vân Trường còn bị đánh giá chỉ trọng sĩ tốt, coi rẻ sĩ phu. Ông thậm chí từng phạt đánh một vị tướng phạm sai lầm rồi lại sai người đó trấn giữ chỗ trọng yếu.

Quan Vân Trường không theo sách lược Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền mà còn phá vỡ sách lược này. Người đời thậm chí khẳng định trong thế Tam Quốc, thành tại Khổng Minh, bại tại Quan Vũ.

Kinh Châu thất thủ cũng là kết cục từ thói khinh người của Quan Công. Hai tướng My Phương và Phó Sỹ Nhân dưới trướng Quan Vũ vốn bất mãn với ông từ lâu.

Thêm vào đó, trước khi Vân Trường xuất chinh đánh Vu Cấm, hai người do thiếu sót trong việc cung cấp quân nhu, bị ông đ.e d.ọ.a về sẽ trị tội. My – Phó vì thế mà lo sợ bất an, cuối cùng bị Tôn Quyền dụ hàng, dễ dàng dâng hai thành Giang Lăng và Công An.

Sau này, tác giả Tam Quốc chí đánh giá khá công bằng về Quan Vân Trường: “Quan Vũ sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào Công, có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ, lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy”.

2. Trương Liêu

Trương Liêu tự là Văn Viễn, là tướng nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những vị tướng giỏi nhất của phe Tào Ngụy.

Trương Liêu có biệt hiệu là “Triệu Hổ”, ông là một trong những “Ngũ tử lương tướng” của Tào Nguỵ. Trương Liêu ban đầu là tướng dưới trướng của Lã Bố. Tuy nhiên, sau khi Lã Bố bị ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ ở Hạ Bì, Trương Liêu đã đầu hàng Tào Tháo.

Trong số các binh hùng, tướng mạnh của Tào Tháo, Trương Liêu được coi là một trong những mãnh tướng giỏi nhất từng tham gia vào nhiều trận đánh lớn và giành được không ít chiến công, giúp sức nhiều cho quá trình bình định phương Bắc rộng lớn của Tào Tháo.

Trong số các chiến công, Trương Liêu nổi tiếng nhất qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô. Trong trận chiến này, Trương Liêu chỉ với 800 dũng sĩ nhưng đã đánh tan được đại quân 10.000 người của Đông Ngô, đặc biệt thậm chí còn suýt bắt sống được Tôn Quyền, quân chủ của Đông Ngô.

Với chiến tích vang danh khắp Tam Quốc này, Tam Quốc diễn nghĩa thậm chí còn mô tả sự dũng mãnh của Trương Liêu, khả năng lấy ít địch nhiều khiến cho quân Ngô đại bại, đã làm kinh động người dân Đông Ngô. Thậm chí, trẻ con ở Đông Ngô nghe nhắc tên Trương Liêu thì ban đêm không dám khóc.

Sau này, Tào Phi, con trai Tào Tháo, còn gọi Trương Liêu là “Triệu Hổ”, càng cho thấy sự sủng ái và quý trọng dành cho danh tướng này.

Ở trận Hạ Phì, khi Quan Vũ thất thế, một mình một ngựa lẻ loi nơi đồi đất, may nhờ có Trương Liêu nên mới giữ được mạng. Quan Vũ trung nghĩa, tâm cao khí ngạo, ᴄʜếᴛ không sợ, danh lợi cũng chẳng màng, chỉ có cái nghĩa vườn đào mới níu kéo được ông ở lại.

Trương Liêu hiểu điều này, thành công dụ hàng Quan Vũ, lập công to với Tào Tháo lại giúp người đồng hương “toàn mạng”. Cũng trong khoảng thời gian bị kìm chân ở Tào Ngụy, mọi lần Tào Tháo muốn bắt chuyện cùng Quan Vũ đều phải thông qua Trương Liêu…

Trong những mãnh tướng dưới trướng, Tào Tháo từng có được cả Trương Liêu và Từ Hoảng, 2 vị chiến tướng mà ông đánh giá ngang hàng với Quan Vũ. Bỏ qua những nghi vấn, Trương Liêu vẫn là một đại tướng vừa có dũng, vừa có mưu khiến cả Tam Quốc phải nể phục.

1. Chu Du 

Chu Du, tự Công Cẩn, đương thời gọi là Chu Lang, là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc. Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở Xích Bích trước đại quân của Tào Tháo.

Chu Du là người có chí lớn, phong độ hơn người, cử chỉ đĩnh đạc được coi là chính nhân quân tử bậc nhất Đông Ngô. Ông đối đãi với mọi người rất khiêm tốn, lễ phép và thường lấy đức để thu phục mọi người.

Thời Tôn Sách còn sống, Tôn Quyền còn trẻ và không được các tướng lĩnh xem trọng nhưng Chu Du vẫn một mực giữ phép tắc. Trình Phổ lớn tuổi hơn Châu Du và tỏ thái độ bất mãn khi Du có chức vụ cao hơn, nhưng Du không câu chấp, bỏ qua lỗi của Phổ khiến lão thần này về sau tuyệt đối khâm phục.

Sau trận Xích Bích, Chu Du và người bạn thân Lỗ Túc có mâu thuẫn sâu sắc trong việc chủ đánh và chủ hòa tập đoàn Lưu Bị. Nhưng trước khi ᴄʜếᴛ, “Đề cử Lỗ Túc thay mình giữ chức Đại đô đốc Đông Ngô” là việc quan trọng đầu tiên Chu Du viết trong thư gửi Tôn Quyền. Nếu Du là kẻ lòng dạ hẹp hòi thì thiên hạ ai dám nhận mình rộng lượng?

Không chỉ Tôn Quyền, ngay cả Lưu Bị cũng rất khâm phục tài năng của Chu Du. Trong ghi chép của Tam Quốc Chí, Lưu Bị từng nói về Chu Du thế này: “Công Cẩn văn vở sách lược, vạn người không bì kịp”. Trong lịch sử, Gia Cát Lượng chưa từng một lần chọc tức Chu Du và Du cũng chẳng hận Lượng đến mức thổ huyết mà ᴄʜếᴛ.

Một Chu Du được sách sử nhận định là “tài trí, đức độ lại rộng lượng và khí phách hơn người” nhưng lại bị coi là biểu tượng của lòng hẹp hòi, đố kỵ – tất cả chỉ bởi ảnh hưởng quá lớn của tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, đấy quả thực là nỗi oan khuất ngàn năm vậy!