Gia Cát Lượng được coi là kỳ phùng địch thủ của Tư Mã Ý, là người luôn khiến Ý phải thận trọng. Nhưng ngoài Gia Cát Lượng, còn 2 cái tên khác khiến Tư Mã Ý luôn phải dè chừng. Đó là ai? 

Tư Mã Ý là một trong những quân sư nổi tiếng nhất thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Quan điểm về Tư Mã Ý của người đời sau có nhiều trái ngược.

Nhưng không thể phủ nhận rằng, Ý là người biết giấu mình chờ thời, kiên nhẫn đợi đến khi nhà Tào Ngụy trải qua 3 đời hoàng đế, mới lập mưu làm ph.ản. Tư Mã Ý một tay dọn đường để con trai Tư Mã Chiêu lật đổ nhà Tào Ngụy, lập nên nhà Tây Tấn.

Trong cuộc đời nhiều sóng gió, Tư Mã Ý cả đời chỉ sợ 3 người, một trong số đó hiển nhiên là Gia Cát Lượng, cuộc đọ sức của hai người chủ yếu là trên chiến trường.

Thực ra Gia Cát Lượng cũng sợ Tư Mã Ý, mưu kế của người thông minh rất sợ gặp phải “kẻ ngốc” giỏi nhẫn nhịn, chẳng hạn như Công Nguyên năm 234, để kích động Tư Mã Ý ra ngoài nghênh chiến, Gia Cát Lượng đã gửi những bộ trang phục đàn bà tới doanh trại quân Tào, ám chỉ Tư Mã Ý chỉ là một mụ đàn bà không dám t.ấn c.ông, các tướng Ngụy rất t.ức g.iận, nhưng Tư Mã Ý vẫn điềm nhiên như không.

Nhưng điều này cũng nói lên một điều rằng Tư Mã Ý có sợ Gia Cát Lượng, sợ một khi rơi vào cái b.ẫy mà Gia Cát Lượng giăng sẵn thì người chịu thiệt chắc chắn là mình. Không dễ gì mới đợi được tới khi Gia Cát Lượng bệnh qua đời, Tư Mã Ý định nắm bắt thời cơ, nhưng cuối cùng vẫn bị kế của Gia Cát Lượng d.ọa sợ, vì vậy người đời mới truyền tai nhau câu nói “Gia Cát ᴄʜếᴛ vẫn đuổi được Trọng Đạt sống”.

Ai cũng nói Tư Mã Ý rất thông minh, dùng chữ “nhịn” để đuổi Gia Cát Lượng, nhưng kiên trì không xuất hiện, kiên trì phòng thủ, rất ít khi chủ động ra nghênh chiến với Gia Cát Lượng, cũng nói lên một điều rằng Gia Cát Lượng đã đem lại tâm lý ᴜʏ ʜɪếᴘ rất lớn cho Tư Mã Ý, vì vậy Tư Mã Ý trên chiến trường chỉ sợ nhất hai từ “Gia Cát”. Tất nhiên, sự thực chứng minh phương pháp “đại trượng phu có thể gập có thể duỗi” của Tư Mã Ý rất hữu ích, có thể khiến ông cười đến cuối cùng.

Phương pháp “lúc gập lúc duỗi” này không chỉ được Tư Mã Ý dùng để đối phó Gia Cát Lượng mà cũng dùng để đối phó hai người khiến ông hoài nghi cả đời người.

Nhân vật đầu tiên là một người vô cùng khiêm tốn trong lịch sử, bởi lẽ bà là người đứng sau Tư Mã Ý, cũng là người đồng hành với sự phát triển của Tư Mã Ý, nhưng vì tuổi già lão hóa nên bị Tư Mã Ý gh.ét bỏ, người đó chính là vợ cả của ông, Trương Xuân Hoa.

Đối với Tư Mã Ý mà nói, thành tựu lớn nhất của Trương Xuân Hoa, thứ nhất là khi Tư Mã Ý còn trẻ đã giúp được Tư Mã Ý rất nhiều việc, hai là sinh cho Tư Mã Ý hai người con trai tài giỏi là Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu. Vì vậy, khi Tư Mã Ý sinh bệnh, Trương Xuân Hoa tới thăm, Tư Mã Ý nói một câu “không cần “đồ cũ” như bà đến, thật đáng ghét” khiến Trương Xuân Hoa đem con cùng tuyệt thực, d.ọa sợ khiến Tư Mã Ý phải vội vội vàng vàng xin lỗi dỗ dành.

Nói phụ nữ già, xấu là sẽ phải trả giá, cụ thể có thể tham khảo Tần Hiếu vũ đế Tư Mã Siêu thời Đông Tấn, ông ấy vì nói Trương quý nhân già rồi, phải đổi khuôn mặt mới tươi trẻ hơn mà bị Trương quý nhân dùng chăn đè cho ᴄʜếᴛ ng.ạt; Trương Xuân Hoa mặc dù không làm vậy, nhưng bà nắm trong tay thứ ᴠũ ᴋʜí mềm, khiến một người như Tư Mã Ý không thể không cúi đầu, vậy là đã rất giỏi giang rồi.

Ở chiến trường, ở nhà Tư Mã Ý đều có người để sợ, còn ở “nơi làm việc”, Tư Mã Ý sợ ai nhất? Tất nhiên là người có tầm nhìn và tài năng hơn Tư Mã Ý một đẳng cấp, gian hùng Tào Tháo.

Vừa tài năng, vừa t.àn nh.ẫn khiến Tào Tháo trở thành nỗi kh.iếp sợ của rất nhiều người. Tư Mã Ý cũng không ngoại lệ.

Theo Sohu, Tư Mã Ý sợ Tào Tháo đến mức nhìn thấy liền rùng mình, không dám thở mạnh. Tương truyền, Tào Tháo từng nghe danh Tư Mã Ý, muốn thu phục ông. Tuy nhiên do e sợ Tào Tháo, Tư Mã Ý đã lựa chọn giả bệnh để từ chối.

Thậm chí, khi Tào Tháo phái người tới nhà vào ban đêm để kiểm tra, Tư Mã Ý còn “nằm phải trong giường cả đêm không dám cử động”. Sau này, khi đồng ý phụng sự nhà Ngụy, Tư Mã Ý vẫn không dám thể hiện bản thân quá nhiều vì sợ tính đa nghi của Tào Tháo.

Nổi tiếng ẩn nhẫn và giấu mình rất giỏi là vậy nhưng Tư Mã Ý đã sớm bị Tào Tháo nhìn ra d.ã tâm.

Theo đó, Tào Tháo từng cảnh báo con trai Tào Phi rằng: “Theo ta thấy, Tư Mã Ý tuyệt đối không phải loại người cam chịu làm hạ thần, ngày sau tất sẽ can dự vào chuyện của gia tộc chúng ta, con nhất định phải đề phòng nhiều hơn”.

Tất cả những điều đó cho thấy, Tư Mã Ý rất sợ Tào Tháo, khi Tào Tháo còn sống, Tư Mã Ý chỉ cần nhìn thấy ông đã rùng mình một cái, không dám thở mạnh, luôn an phận và hành động l.ỗ m.ãng.

“Không có ai mà Tào Tháo ta không mời ra được”, ông nghĩ vậy và cũng làm được vậy. Tư Mã Ý, ảnh đế trong làng diễn sâu, dù giả bệnh nhưng vì sợ Tào Tháo nên cũng không thể không ngoan ngoãn xuất sơn, nhận chức Văn học duyện.

Tư Mã Ý đã tìm thấy phương thức có được sự tin tưởng của Tào Tháo, đó là ủng hộ Tào Tháo xưng đế, có thể thấy trước mặt Tào Tháo, Tư Mã Ý thuộc hàng tiểu đệ, không chỉ phải có bản lĩnh mà còn phải nịnh nọt cấp trên mới mong được an ổn.