Mệnh danh là mãnh tướng muôn người không địch nổi, cả đời giao chiến với không ít người và ɢɪếᴛ cũng không ít. Trải qua trăm trận không thua một ai, tuy nhiên Triệu Vân cũng đã từng gặp đ.ịch thủ. Đó là ai?

Triệu Vân (?-229), tự Tử Long, sinh tại huyện Chân Định thuộc quận Thường Sơn, nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc. Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược.Được đánh giá là bậc hổ tướng trí dũng song toàn và là một trong số những nhân vật góp công không nhỏ vào sự thành lập của nhà Thục Hán.

Hình ảnh Triệu Vân trên phim
Hình ảnh Triệu Vân trên phim

Ban đầu Triệu Vân dẫn quân quận Thường Sơn theo Công Tôn Toản đ.ánh Viên Thiệu. Trong Tam quốc diễn nghĩa ở trận Bàn Hà, Triệu Vân đã cứu Công Tôn Toản và đánh bất phân thắng bại với danh tướng Hà Bắc Văn Xú của Viên Thiệu.Cụ thể, trong trận này, khi Công Tôn Toản đem quân đến đánh Viên Thiệu báo th.ù, mắng rằng: “Ngày trước tao tưởng mày là đứa có nhân nghĩa, bầu mày làm minh chủ. Bây giờ, xem những điều mày làm khác gì chó má. Mày còn mặt mũi nào đứng trên cõi đời?”.

Viên Thiệu nổi giận, sai Văn Xú ra đ.ánh, chưa đến mười hiệp, Công Tôn Toản thua chạy. Văn Xú đuổi theo, gặp bốn tướng cản đường, đâᴍ ᴄʜếᴛ một người, ba người khác bỏ chạy. Công Tôn Toản ngã ngựa, sắp bị Văn Xú đâᴍ ᴄʜếᴛ thì bị một tướng lĩnh trẻ tuổi tên là Triệu Vân ngăn lại.

Văn Xú với Triệu Vân giao chiến 50-60 hiệp, chưa phân thắng bại thì viện quân của Công Tôn Toản kéo tới. Văn Xú thấy thế liền rút lui.

Đây là lần đối đầu đầu tiên và cũng là duy nhất giữa Triệu Vân và Văn Xú. Về sau Triệu Vân theo Lưu Bị còn Văn Xú đã bỏ mạng khi cùng Viên Thiệu đ.ánh Tào Tháo.

Văn Xú trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Văn Xú (? – 200) là một võ tướng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông phục vụ dưới quyền Viên Thiệu. Có rất ít tư liệu lịch sử nói về ông, nhưng phần lớn đều so sánh sự dũng mãnh của ông ngang bằng với Nhan Lương, một tướng khác của Viên Thiệu.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Văn Xú được nhắc đến lần đầu ở hồi 5 và xuất hiện chính thức ở hồi 6, được mô tả thân cao tám thước, mặt như giải trãi. Khi liên minh thảo Đổng bị Hoa Hùng chặn đứng tại ải Tị Thủy, Viên Thiệu than rằng: “Tiếc thay! Tướng của ta là Nhan Lương, Văn Xú chưa đến. Giá thử được một người ấy ở đây thì sợ gì Hoa Hùng!”.

Đến khi liên quân tiến vào Lạc Dương, Tôn Kiên tìm thấy ngọc tỉ, Viên Thiệu muốn đoạt. Hai người cãi nhau, rút g.ươm đối chọi, tướng của Thiệu là Nhan Lương, Văn Xú ở sau nhảy ra, đối đầu với tướng của Kiên là Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương, sau đó liên quân tan rã.

Về cái ᴄʜếᴛ của Văn Xú, tại hồi thứ 26 trong Tam quốc diễn nghĩa – Viên Bản Sơ hao binh tổn tướng; Quan Vân Trường treo ấn gói vàng kể rằng: Văn Xú thực lực không thua kém Nhan Lương, do sốt ruột vì muốn báo th.ù cho người anh em, Văn Xú đã tự dẫn quân xông đến trước trận, một mình đ.ánh với cả Trương Liêu, Từ Hoảng mà vẫn thắng.

Điều đó cho thấy thực lực của Văn Xú mạnh đến mức các tướng giỏi của Tào cũng đ.ánh không lại.

Thế nhưng khi vừa gặp Quan Vũ đ.ánh chưa được ba hiệp đã thấy núng thế liền quay ngựa chạy. Ngựa Xích Thố chạy quá nhanh, sấn kịp ngay sau lưng Văn Xú; Quan Vũ đưa một nhát đ.ao, Văn Xú ᴄʜếᴛ ngay dưới chân ngựa.


Đó là chuyện viết trong tiểu thuyết. Còn trong thực tế về cái ᴄʜếᴛ của Văn Xú theo sử liệu, vào năm 200, sau khi Nhan Lương bị Quan Vũ ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ trong trận Bạch Mã, Viên Thiệu đã đem toàn bộ quân của mình và ᴛấɴ ᴄôɴɢ quân đội của Tào Tháo tại Diên Tân.

Văn Xú cùng với Lưu Bị (lúc đó đang nương nhờ Viên Thiệu) được cử làm tiên phong với 5000 kị binh đuổi theo Tào Tháo. Tào Tháo sai quân bỏ lại lương thảo và ngựa. Quân Văn Xú thấy vậy nên bỏ cả hàng ngũ, tranh nhau ᴄướᴘ ngựa. Bấy giờ Tào Tháo mới sai quân quay lại đ.ánh.

Quân của Tháo tuy ít hơn nhưng tinh nhuệ, đ.ánh bại quân Văn Xú và ông cũng ᴄʜếᴛ trong đám l.oạn quân.