Đã có ý kiến cho rằng, Lưu Phong là một trong hai nhân tài mà Gia Cát Lượng không nên g.i.ế.t nhất, giữ lại Lưu Phong, Thục Hán có thể sẽ không diệt vong.
Xuôi theo dòng lịch sử thời Tam Quốc, có biết bao anh hùng bỏ mạng ngay khi còn trẻ tuổi. Trong giai đoạn lịch sử thời Tam Quốc, có rất nhiều vị tướng lĩnh kiệt xuất, dù là t.ử trận chiến trường hay bị âm mưu ám toán, thì hào quang và sự nhiệt huyết của họ vẫn mãi là một đoạn giai thoại truyền kỳ. Trong số những nhân vật ấy, tiêu biểu phải kể đến Lưu Phong.
Lưu Phong là con nuôi của Lưu Bị, ông đã đóng góp rất nhiều chiến công và cống hiến trên con đường tranh đoạt thiên hạ của Lưu Bị, nhưng chỉ vì một lần cơ sự, đã trực tiếp chấm dứt m.ạ.n.g sống cùng tiền đồ của Lưu Phong.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Gia Cát Lượng lại nhất định khuyên Lưu Bị xử c.h.ế.t Lưu Phong? Mục đích thực sự của Gia Cát Lượng là gì?
Nguyên nhân Lưu Phong bị ban cái c.h.ế.t
Dù rằng các tư liệu lịch sử ghi chép về Lưu Phong không nhiều, nhưng chúng ta có thể đối chiếu từ tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” và “Tam Quốc chí” để có thể hiểu đại khái về quá trình trưởng thành của Lưu Phong.
Lưu Phong xuất thân trong một gia đình bình thường, khi ấy Lưu Bị vẫn còn đang phải nương nhờ Lưu Biểu, đến Kinh Châu ông gặp được Lưu Phong, khi ấy bởi vì tứ cố vô thân, lưu lạc khắp chốn nên Lưu Bị vẫn chưa có con cái thừa tự, vì thế ông nhận Lưu Phong làm nghĩa tử, theo bên cạnh, kề cận cùng Lưu Bị.
Hình ảnh nhân vật Lưu Phong trên phim.
Điểm sáng trong cuộc đời Lưu Phong là trận chiến khi Lưu Bị quyết định thâu tóm Xuyên Thục. Khi ấy, Lưu Phong dù chưa đến 20 tuổi, nhưng lại nổi danh nhờ tài năng võ học của bản thân.
Trong trận chiến công chiếm Ích Châu, Lưu Phong đã lập được đại công, nhờ đó được Lưu Bị sắc phong vị trí Phó quân trung lang tướng.
Về khả năng chiến đấu của Lưu Phong, Gia Cát Lượng đã từng nhận xét rằng: “Phong cương mãnh, sợ rằng về sau khó mà chế ngự được.” Có thể thấy được rằng, ngay cả Gia Cát Lượng cũng rất bội phục khả năng tác chiến của Lưu Phong. Đặc biệt là về sau khi Lưu Phong hợp sức cùng Mạnh Đạt đánh xuống Thượng Dung, ấy chính là quãng thời gian huy hoàng trong cuộc đời Lưu Phong.
Lưu Phong cùng Mạnh Đạt chiếm cứ Thượng Dung. Năm 219, khi Quan Vũ đang uy chấn khắp Hoa Hạ, Lã Mông đem quân tập kích Ích Châu, khi Quan Vũ bị quân địch vây khốn, không thể trốn thoát, hi vọng Lưu Phong có thể đưa quân giải cứu, nhưng Lưu Phong lại mượn cớ từ chối.
Đến khi Quan Vũ thua trận bị c.h.ế.t, bởi vì quan hệ giữa Lưu Phong và Mạnh Đạt không tốt, thêm việc Quan Vũ c.h.ế.t trận cùng sự chèn ép của Lưu Phong, Mạnh Đạt đã quay đầu theo hàng phe Tào Ngụy. Việc này đã dẫn đến sự thất thủ Thượng Dung, Lưu Phong bất đắc dĩ phải quay lại Thành Đô.
Hình ảnh nhân vật Lưu Phong trên phim.
Gia Cát Lượng khuyên Lưu Bị g.i.ế.t Lưu Phong
Nếu nhìn vào quá trình trưởng thành của Lưu Phong, thì tài năng của ông là có thật. Nhưng bản thân Lưu Phong lại khuyết thiếu khả năng nhìn nhận đại cục.
Khi Quan Vũ xin trợ giúp, Lưu Phong lại không giúp đỡ, dù cho nguyên nhân đằng sau là gì đi nữa, thì việc Thượng Dung thất thủ, Quan Vũ c.h.ế.t trận đều có liên quan mật thiết đến việc Lưu Phong không mang binh cứu trợ. Lưu Phong dù mới 20 tuổi, nhưng đã là tướng lĩnh thống binh một phương, như vậy có thể thấy tương lai của Lưu Phong là tiền đồ vô hạn.
Sau khi Lưu Phong quay trở về Thành Đô, Lưu Bị tỏ ra rất thất vọng với cách làm của ông, thậm chí còn nghiêm khắc trách mắng. Gia Cát Lượng bấy giờ lại khuyên Lưu Bị phải g.i.ế.t Lưu Phong. Kì thực nguyên nhân đằng sau phải xét đến nhiều mặt.
Thứ nhất, bởi vì Lưu Phong là con trưởng của Lưu Bị, nếu sau này Lưu Bị trở thành vua, dù rằng chỉ là con nuôi, nhưng xét về lễ pháp nhà Hán, phải ưu tiên con trưởng. Như vậy, con ruột của Lưu Bị là Lưu Thiện sau này sẽ khó mà có khả năng thừa kế ngôi vị của Lưu Bị.
Hiện tại Lưu Phong mới vừa 20, thực lực lại phi phàm, nếu như được bồi dưỡng kỹ càng, tương lai có thể trở thành tướng lĩnh đắc lực cho nhà Thục Hán hay không cũng không có gì là khó đoán.
Trong cuốn “Ngụy Lược” có chép: Thái Tổ ở Hán Trung còn Lưu Bị trên đỉnh núi, sai Lưu Phong ra khiêu chiến. Thái Tổ mắng: “Quân bán giày bỏ con kia! Mi dám sai con nuôi mi ra chống lại, đợi ta gọi con trai ta ra đánh tan quân mi!”
Tào Tháo cũng đánh giá Lưu Phong rất cao.
Từ đó cho thấy rằng, Tào Tháo cũng đánh giá cao năng lực của Lưu Phong. Tào Chương là con của Tào Tháo, là người dũng mãnh, thiện chiến, thiên về cầm quân đánh trận. Có thể được coi là đối thủ của Tào Chương, Lưu Phong ắt cũng chẳng phải kẻ yếu kém.
Ngay cả Gia Cát Lượng cũng từng nói, rồi sẽ có một ngày khó mà khống chế được Lưu Phong. Thực ra, Gia Cát Lượng đưa ra lời khuyên như thế cũng là muốn giúp Lưu Bị sớm đưa ra quyết định, nếu như bây giờ không xử c.h.ế.t Lưu Phong, đợi sau này khi Lưu Thiện kế vị ắt sẽ trở thành hậu họa.
Thứ hai, Gia Cát Lượng nhìn thấy được tâm tư của Lưu Bị. Cái c.h.ế.t của Quan Vũ, Thượng Dung thất thủ, Mạnh Đạt tạo phản, tất cả việc này Lưu Phong đều không thể chối bỏ trách nhiệm. Nhiều việc xảy ra như vậy, tất phải có một người đứng ra gánh trách nhiệm.
Sau khi đánh mất thành trì, Lưu Phong không chọn chạy trốn mà chọn quay lại Thành Đô, nhưng do bản thân sơ suất vô ý, để cho Mạnh Đạt bỏ chạy mất, nên tất cả trách nhiệm đều do Lưu Phong gánh vác.
Bản thân là con trai của Lưu Bị, nhưng cũng là tướng quân Thục Hán, từ xa xưa, người xưa đã luôn coi trọng Quân lệnh, xử phạt nghiêm minh, bất kể thân thích. Quan Vũ lại là anh em kết nghĩa của Lưu Bị, đối với việc Lưu Phong làm như không thấy lời cầu cứu, không ra tay trợ giúp Quan Vũ, việc này đối với Lưu Bị là khó có thể chấp nhận được.
Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim.
Lời khuyên của Gia Cát Lượng khi ấy, liệu có phải là đang thay Lưu Bị ra quyết định? Đây chính là điểm mấu chốt khiến người ta phải suy nghĩ. Bởi vì địa vị đặc biệt của Quan Vũ, Thục Hán tất nhiên không thể bỏ qua cho Lưu Phong. Cho dù Lưu Phong có là con nuôi của Lưu Bị đi chăng nữa, nhưng trước quân pháp, nếu không hạ lệnh g.i.ế.t Lưu Phong, thì khó mà xoa dịu quần hùng.Còn về hình tượng của Lưu Bị, ông dĩ nhiên không hề mong muốn mang tội g.i.ế.t con trai, Gia Cát Lượng tất đã hiểu được suy nghĩ của Lưu Bị cho nên mới đưa ra lời khuyên như vậy.
Kết luận:
Trên thực tế, thân phận của Lưu Phong cũng rất khó xử khi bên cạnh Lưu Bị, nguyên nhân chủ yếu là do Lưu Phong chỉ là con nuôi của Lưu Bị, cộng thêm tài năng bất phàm của ông, tất sẽ tiềm tàng hậu họa khi Lưu Thiện kế vị sau này. Cho nên nói kết cục của Lưu Phong tất sẽ bị ban c.h.ế.t, chỉ là lần này do Gia Cát Lượng đề ra thôi.