Tào Tháo cùng các chư hầu tranh bá, thống nhất phương Bắc, trở thành thế lực lớn nhất thời Tam Quốc.
Tào Tháo cùng các chư hầu tranh bá, thống nhất phương Bắc, trở thành thế lực lớn nhất thời Tam Quốc.

Dù mang tiếng đa nghi, gian trá nhưng Tào Tháo được người đời ca ngợi là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, mưu trí hơn người thời Tam quốc.

Đa nghi là tính cách nổi bật nhất của Tào Tháo, thậm chí đã đi vào thành ngữ dân gian: “Nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo”, để nói về tính cách đa nghi của ông. Sử sách chép lại rất nhiều về thói đa nghi của ông. Câu chuyện nổi tiếng nhất có lẽ là giai thoại Tào Tháo g.i.ế.t cả nhà ông lão Lã Bá Sa chỉ vì nghi người nhà của ông mài d.a.o g.i.ế.t mình (thực chất là mài d.a.o m.ổ lợn, thết đãi Tào Tháo).

Tuy nhiên, dù đa nghi nhưng Tào Tháo không hề nhỏ nhen hay thù vặt. Tào Tháo ứng xử với thủ hạ dưới quyền là tuyệt đối công bằng, phân minh.

Trần Cung ban đầu đi theo Tào Tháo, sau lại chạy theo Lã Bố. Năm Kiến An thứ 3, Tào Tháo bao vây thành Hạ Phì của Lã Bố, quân Lã Bố tinh thần uể oải. Cả Lã Bố và Trần Cung bị bộ tướng t.r.ó.i lại và dâng cho Tào Tháo.

Sau khi gặp Tào Tháo, Trần Cung không chịu đầu hàng và muốn tìm tới cái c.h.ế.t. Tào Tháo hỏi rằng nếu Trần cung c.h.ế.t thì mẹ già sẽ ra sao. Trần cung trả lời: “Tôi nghe nói người dùng đức hiếu mà trị thiên hạ thì không sát hại cha mẹ người khác. Mẹ của tôi thế nào, đành nhờ vào Tào công coi sóc vậy”.

Sau đó, Tào Tháo vừa khóc vừa tiễn Trần Cung ra p.h.á.p t.r.ư.ờ.n.g. Trần Cung c.h.ế.t, Tào Tháo đã đón người nhà Trần Cung tới phủ mình và đối đãi vô cùng trọng hậu.

Ngoài ra, Tào Tháo từng bị một cuồng sĩ tên là Nễ Hành dùng đủ loại lời lẽ mắ.n.g c.h.ử.i nhưng vẫn tỏ ra vô cùng khoan dung, nhẫn nại. Tào Tháo không hại ông ta mà còn đưa Nễ Hành an toàn trở về Kinh Châu cho Lưu Biểu. Khi Viên Thiệu tiến đánh Tào Tháo, nho sĩ Trần Lâm đã viết hịch giúp Viên Thiệu mắng ch.ử.i cả tổ tông 3 đời Tào gia.

Sau này khi phá được Viên Thiệu, bắt được Trần Lâm, Tào Tháo chỉ hỏi đúng một câu: “Ngươi chửi ta thì đã đành, cớ sao lại mang cả 3 đời nhà ta ra mà mắng nhiếc”. Trần Lâm thưa: “Mũi tên đã đặt trên dây cung, không thể không bắn thưa minh công” cũng có bản dịch là “Tên đã lên cung, không thể không bắn”.

Câu nói trên sau đó đã trở thành một thành ngữ nổi tiếng Trung Quốc dùng để nhắc nhở người đời một đạo lý: Sự việc đã đến lúc thì không thể không làm, cũng như lời nói đã tới thời điểm cần dùng thì không thể không nói ra.

Cũng chính câu nói ấy đã khiến Tào Tháo cảm mến cái tài của Trần Lâm nên không tha c.h.ế.t, đồng thời còn trọng dụng ông làm chức quan chuyên lo việc giấy bút dưới trướng mình.

Những quan niệm về Tào Tháo ngày nay phần lớn chịu ảnh hưởng từ góc nhìn trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Ở đó, Tào Tháo được xây dựng như một đại gian hùng, đầy mưu mô, qu.ỷ quyệt, có tài nhưng cũng rất đa nghi, đ.ộ.c á.c.

Nhưng tìm trong các sách chính sử như Nguỵ thư hay Tam quốc chí của Trần Thọ, người ta thấy một hình ảnh hoàn toàn khác của Tào Tháo.

Trong chính sử, Tào Tháo được ghi nhận là một chính trị gia lỗi lạc với tầm nhìn và kỹ năng lãnh đạo hơn người. Ông còn có tài năng thi phú cũng như mưu lược quân sự. Khác với những quan niệm cố hữu, thiên kiến, Tào Tháo trong sử sách thường được mô tả là một bậc đại trượng phu đầy đủ bao dung và nhẫn nại.

Tam quốc chí mô tả ông là người “cơ trí nhạy bén, ứng biến”. Còn Dị Đồng tạp ngữ nói Tào Tháo: “tài võ hơn người, khó có thể h.ạ.i, tinh thông sử sách, lại giỏi về binh pháp”.

Quốc Tiệp (t/h)