Đối với Tào Tháo, Lưu Bị 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚑𝚒𝚎̂̉𝚖 hơn Lữ Bố rất nhiều. Thế nhưng, cuối cùng Tào Tháo chỉ có thể 𝚐𝚒𝚎̂́𝚝 Lữ Bố và phải đứng nhìn Lưu Bị rời đi mà không làm được gì.
Lưu Bị và Lữ Bố như hai hình ảnh tương phản trái ngược của nhau. Nếu như Lưu Bị tâm cơ thâm sâu thì Lữ Bố luôn chỉ nhìn đến cái lợi trước mắt. Lưu Bị biết nhẫn nhịn, Lữ Bố lại luôn lỗ mãng. Lưu Bị trọng anh tài, còn Lữ Bố thích nghe lời nịnh hót của 𝚝𝚒𝚎̂̉𝚞 𝚗𝚑𝚊̂𝚗. Lưu Bị xây dựng hình ảnh bằng sự nhân nghĩa, thì ngược lại Lữ Bố 𝚟𝚘𝚗𝚐 𝚊̂𝚗 𝚋𝚘̣̂𝚒 𝚗𝚐𝚑𝚒̃𝚊 bị gắn liền với xú danh “Gia nô ba họ”. Tuy nhiên hai người đều giống như “sao chổi” rơi vào những ai mà họ đi theo.
Lữ Bố ban đầu là người của Ninh Nguyên, sau 𝚐𝚒𝚎̂́𝚝 Ninh Nguyên để đi theo Đổng Trác, rồi lại 𝚐𝚒𝚎̂́𝚝 Đổng Trác đến nương nhờ Lưu Bị, sau cùng chiếm lấy địa bàn mà Lưu Bị khó khăn lắm mới có được.
Lưu Bị cũng nặng không kém gì Lữ Bố. Khi đi theo Công Tôn Toản, Lưu Bị “mượn” luôn Triệu Vân vô thời hạn. Lúc Lưu Bị đến chỗ Đào Khiêm thì tiện tay lấy luôn vị trí Từ Châu mục. Khi đầu quân cho Viên Thiệu thì nhị đệ của ông là Quan Vũ 𝚌𝚑𝚎́𝚖 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 hai tâm phúc của Thiệu là Nhan Lương và Văn Xú. Sau đó Lưu Bị phải nương nhờ nơi Lưu Biểu thì khiến Kinh Châu không một ngày yên ổn. Cuối cùng Lưu bị đoạt luôn sản nghiệp của Lưu Chương sau khi chạy đến địa bàn của người này nương nhờ. Sử sách ghi rằng Lưu Bị “hai tay quá gối” quả không sai.
Đối với Tào Tháo mà nói, Lữ Bố và Lưu Bị đều là những nhân vật kiệt xuất đương thời. Thực chất Tào Tháo cũng luôn có suy nghĩ phải 𝚐𝚒𝚎̂́𝚝 Lưu Bị đề 𝚍𝚒𝚎̣̂𝚝 𝚝𝚛𝚞̛̀ 𝚑𝚊̣̂𝚞 𝚑𝚘̣𝚊, thế rồi cuối cùng vẫn phải thả Lưu Bị rời đi.
Ngược lại, khi Lữ Bố rơi vào tay Tào Tháo, ông chỉ trăn trở một lúc rồi ra lệnh 𝚝𝚞̛̉ 𝚑𝚒̀𝚗𝚑. Rõ ràng Tào Tháo biết Lưu Bị 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚑𝚒𝚎̂̉𝚖 hơn Lữ Bố rất nhiều nhưng vì sao lại quyết định 𝚐𝚒𝚎̂́𝚝 Lữ Bố mà không 𝚐𝚒𝚎̂́𝚝 Lưu Bị?
Lý do là sự chênh lệnh về thế lực giữa Lữ Bố và Lưu Bị vào thời điểm đó. Tuy Lữ Bố vô mưu nhưng khả năng đánh trận lại rất giỏi. Tào Thào nhiều lần còn phải tính đường rút lui khi đối đầu với Lữ Bố. Sau nhờ có Quách Gia đưa ra kỳ kế, dùng mưa lớn nhấn chìm Lữ Bố, Tào Tháo mới có thể giành được thắng lợi.
Ngược lại vào thời điểm đó, Lưu Bị như 𝚝𝚞̀ 𝚗𝚑𝚊̂𝚗 bị giam lỏng trong Tào doanh. Tuy Tào Tháo rất kiêng s.ợ Lưu Bị nhưng lại cho rằng Lưu Bị có trí dũng nhưng không đủ thực lực, nên không đáng để bận tâm.
Mặt khác, Tào Tháo là một nhà quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc, khi dụng binh ông luôn chú trọng việc có thể kiểm soát và tin tưởng tướng lĩnh và binh sĩ. Như Lữ Bố, dù dũng mãnh vô song nhưng Tào Tháo không dám chắc có thể chế ngự được, nên khi Lưu Bị nhắc đến Ninh Nguyên và Đổng Trác, Tào Tháo đã không do dự mà hạ lệnh 𝚡𝚞̛̉ 𝚝𝚞̛̉ ngay Lữ Bố.
Tào Tháo 𝚐𝚒𝚎̂́𝚝 Lữ Bố sẽ không gây ảnh hưởng gì đến danh tiếng của ông, vì dù gì Lữ Bố cũng mang tiếng là “Gia nô ba họ”. Còn đối với Lưu Bị, dù cho lúc đó Tào Tháo có nhìn ra được mối 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚑𝚒𝚎̂̉𝚖 tiềm tàng, nhưng Lưu Bị đã che giấu sự 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚑𝚒𝚎̂̉𝚖 đó rất khôn khéo.
Nếu như Tào Tháo tùy tiện 𝚐𝚒𝚎̂́𝚝 Lưu Bị mà không có lý do chính đáng, sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của ông trong mắt anh hùng thiên hạ, bởi Lưu Bị lúc ấy được biết đến là người đại nhân đại nghĩa và còn mang danh Hoàng thúc Hán Thất. Vì vậy dù trong lòng đầy lo lắng nhưng Tào Tháo cũng chỉ có thể đứng nhìn Lưu Bị rời đi.