Nói đến Tào Tháo, hẳn ai cũng đều đã biết, Tào Tháo là nhân vật kiêu hùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.
Vào thời gian đầu khi Tam quốc đỉnh lập, khi các quần hùng tranh bá khắp nơi, thế lực của Tào Tháo khi ấy có thể trấn áp tuyệt đối hai quốc gia còn lại, cuối cùng đứng trên đỉnh cao quyền lực với tư cách người thắng cuộc.
Nhưng, nhân vật chính trong bài viết ngày hôm nay của chúng ta không phải là Tào Tháo, mà là con rể của Tào Tháo.
Người con rể này của Tào Tháo rốt cuộc là ai mà có thể khiến Tào Tháo tự nguyện gả cả 7người con gái cho? Người này có tài năng gì hơn người? Hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao người này lại nhận được sự công nhận và coi trọng của Tào Tháo.
Thực ra, người khiến Tào Tháo coi trọng đến như vậy cũng không quá xa lạ với mọi người, ông chính là Hán Hiến Đế Lưu Hiệp.
Trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ qua về vị Hoàng đế này.
CÓ thể nói, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp có kết thúc bi thảm bởi đến đời ông thì vương vị của nhà Hán đã đến lúc bị tước bỏ, cũng tức là sau đời ông trở đi, trong lịch sử Trung Hoa không còn xuất hiện dấu ấn của triều Đông Hán nữa.
Lưu Hiệp, sinh ra vào cuối thời Đông Hán, ông 8 tuổi đã lên ngôi vua, thời gian hưởng thụ đãi ngộ như một vị Hoàng đế cũng rất dài, ông tại vị đến 32 năm.
Hình ảnh Hán Hiến Đế trên phim.
Nói đến nguyên nhân Lưu Hiệp lên ngôi thì phải nhờ “công ơn” của Đổng Trác, bởi vì Đổng Trác phế bỏ vị Hoàng đế đương nhiệm bấy giờ là Hán Thiếu Đế, xong hắn muốn nắm được đại quyền cho nên buộc phải tìm một vị Hoàng đế mới để dễ bề khống chế, vì thế Đổng Trác mới nhắm đến Lưu Hiệp.
Song, không có vị Hoàng đế nào cam tâm để bản thân “hữu danh vô quyền”. Thời gian ấy, Hán Hiến Đế cũng nhiều lần đứng lên tranh đấu nhưng kết quả đều không đạt được gì, dù dưới tay ai cũng đều là con rối.
Đến khi Tào Tháo qua đời, con trai của Tào Tháo là Tào Phi uy hiếp đe dọa ép Lưu Hiệp nhường ngôi, con đường làm Hoàng đế của ông mới chấm dứt. Ông mất khi vẫn còn khá trẻ, khi ấy Lưu Hiệp mới chỉ 54 tuổi. Theo quan điểm của người viết, có lẽ đối với ông khi đó, cái c.h.ế.t cũng coi như một cách giải thoát.
Nói đến mối quan hệ giữa Hán Hiến Đế và Tào Tháo, có lẽ nổi bật nhất là việc Tào Tháo là bố vợ của Hán Hiến Đế.
Thực ra, vị Hoàng hậu đầu tiên của Hán Hiến Đế không phải là con gái của Tào Tháo, nhưng sau khi bà bị bức tử, Tào Tháo đã đe dọa ép Hán Hiến Đế phải lập con gái mình lên làm Hoàng hậu.
Ban đầu, Tào Tháo cũng coi như đạt được mục đích, ông đưa ba người con gái tặng cho Hán Hiến Đế làm phi tần. Nhưng sau đó, vì vẫn lo sợ Hán Hiến Đế không chịu khống chế, liền đưa tiếp bốn người con gái tiến cung, thậm chí trong bốn người vẫn có cả những cô con gái chưa đến tuổi cập kê.
Nói như vậy, cũng tức là Tào Tháo rất tin tưởng nhân phẩm, cách làm người của Hán Hiến Đế, tin rằng ông sẽ không làm ra hành vi cầm thú, trước khi họ đến tuổi trưởng thành sẽ không bắt họ phải thị tẩm.
Còn về lý do khiến Tào Tháo phải nóng lòng gả con gái vào cung, thực ra là bởi vì Tào Tháo coi trọng địa vị của Hán Hiến Đế, vì Tào Tháo muốn nắm được thực quyền thì buộc phải khống chế được hành vi của vua.
Nhưng nếu chỉ dựa vào riêng bản thân mình thì chắc chắn sẽ không lâu bền, vì thế ông ta buộc phải thông qua con gái của mình, bề ngoài xem như thành thị thiếp của vua nhưng thực tế lại đang giám s.á.t, không chế vua, như thế mới giúp cho Tào Tháo phát huy tốt hơn.
Nhưng đến cuối cùng vẫn có chuyện ngoài ý muốn. Những cô con gái của Tào Tháo cũng không phải đều toàn tâm toàn ý làm theo lời cha, thậm chí trong số đó còn có một cô con gái còn rất bảo vệ Hán Hiến Đế, có tình cảm với Hán Hiến Đế.
Sau này khi Hán Hiến Đế bị ép nhường ngôi, cô thậm chí còn không tiếc lời mắng nhiếc Tào Phi. Còn những việc mà Tào Tháo làm cũng giống như bước đệm cho tương lai, cho nên về sau mới có thế cục sau này của ba nước cùng với việc nhà Ngụy ra đời.