Việc Quan Vũ “hàng Hán không hàng Tào” thể hiện sự trung nghĩa của ông, đồng thời mô tả Quan Vũ không hề động lòng trước mỹ nữ và tiền bạc mua chuộc của Tào Tháo khiến Tào Tháo càng nể phục.

Quan Vũ người Giải Lương, quận Hà Đông (nay là Vận Thành, tỉnh Sơn Tây), tự Vân Trường, là một vị tướng thời cuối Đông Hán và Tam Quốc. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Quan Vũ là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi, góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán. Ông là người đứng đầu trong Ngũ Hổ tướng nhà Thục, gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu  Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung.

Quan Vân Trường cả đời phò tá huynh trưởng, vì Thục Hán mà lập nên không ít công lao. Cũng bởi tài năng và sự trung nghĩa này, ông được người đời sau tôn làm “Võ thánh”, sánh ngang với “Văn thánh” Khổng Tử.

Tạo hình Quan Vũ trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả Quan Vũ cao chín thước (tức hơn 2m), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, oai phong lẫm liệt. Hình tượng Quan Vũ thường gắn liền với Thanh Long yển nguyệt đ.ao nặng 82kg và Ngựa Xích Thố.

Dưới ngòi bút của La Quán Trung, Quan Vũ hiện lên như một biểu tượng bậc nhất của lòng hào hiệp, tinh thần trượng nghĩa và sự trung thành bên cạnh võ nghệ siêu quần.

Xung quanh nhân vật lịch sử được thần thánh hóa này có rất nhiều chuyện kỳ bí và thú vị, trong đó không thể không kể đến giai thoại Đuốc sáng thâu đêm (Minh chúc đạt đán).

Theo đó, đầu năm 200, Tào Tháo dẫn quân kéo xuống đ.ánh Từ Châu, Lưu Bị biết mình thế yếu bèn sai người đi cầu c.ứu Viên Thiệu nhưng Thiệu chần chừ không ra quân. Tào Tháo gấp rút tiến đ.ánh Từ Châu. Vài ngàn quân của Lưu Bị không chống nổi, thua chạy tan tác.

Lưu Bị bỏ chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu, Trương Phi chạy về Nhữ Nam, gia quyến Lưu Bị đều bị b.ắt. Quan Vũ cùng đường, buộc phải đầu h.àng Tào Tháo, theo về Hứa Xương. Để bảo vệ hai phu nhân vợ Lưu Bị, Quan Vũ buộc phải ra điều kiện với Tào Tháo, sau này gọi là “ước pháp tam chương” (giao hẹn 3 điều).

Tào Tháo muốn Quan Vũ mắc lỗi với Lưu Bị và không trở về với họ Lưu được nữa.

Tào Tháo cố ý sắp đặt cho Quan Vũ và hai người vợ Lưu Bị ở cùng một phòng để ông mắc lỗi với Lưu Bị và không trở về với họ Lưu được nữa. Nhưng khi Cam phu nhân và My phu nhân đi ngủ, nhân vật Quan Vũ đứng cầm đuốc bên ngoài canh gác suốt đêm cho tới sáng. Tào Tháo nghe vậy rất khâm phục ông.

Trong lúc Quan Vũ đầu hàng, Tào Tháo đối xử với ông rất trọng vọng, phong làm Thiên tướng quân – Hán Thọ Đình Hầu. Nhưng Tào Tháo cũng biết Quan Vũ không có ý ở lại lâu dài với mình, bèn sai Trương Liêu đến thăm dò ông.

Quan Vũ thẳng thắn nói với Trương Liêu: “Tào Công đối với tôi rất tốt, trong lòng tôi biết rõ. Nhưng tôi chịu ơn trời cao đất dày của Lưu tướng quân, từng thề là cùng sống cùng ᴄʜếᴛ, không thể ph.ản b.ội được. Tôi không thể lưu lại nơi này, chỉ có điều phải đợi lập được công, báo đáp Tào Công thì tôi mới đi”. Trương Liêu trở về nói lại với Tào Tháo. Tào Tháo không những không tức giận mà càng thêm kính trọng ông.

Sau này, khi Lưu Bị thấy Viên Thiệu không đủ tài năng để chống chọi lại Tào Tháo nên bỏ đi. Ở bản doanh của Tào Tháo, Quan Vũ biết tin cũng gói ghém toàn bộ tặng phẩm của Tào Tháo để lại, viết một lá thư cáo biệt và lẳng lặng ra đi.

Tào Tháo vì muốn lưu giữ Quan Vũ để sử dụng sau này nên không cấp giấy qua ải, nhưng cũng không sai tướng đuổi b.ắt. Các tướng của Tào Tháo không cho Quan Vũ qua ải nên ông phải mở đường m.áu mà đi.

Quan Vũ đã qua 5 ải ch.ém 6 tướng của Tào Tháo. Vậy mà Tào Tháo vẫn truyền công văn cho các ải thả cho Quan Vũ đi, thì có thể thấy tấm lòng Tào Tháo ái mộ tài năng, phẩm hạnh của Quan Vũ như thế nào.

Theo Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, việc Quan Vũ “hàng Hán không hàng Tào” thể hiện sự trung nghĩa của ông, đồng thời mô tả Quan Vũ không hề động lòng trước mỹ nữ và tiền bạc mua chuộc của Tào Tháo.