Dưới trướng Công Tôn Toản cũng có 3 danh tướng, sau này một người phò tá Lưu Bị, một người dưới trướng Tào Tháo, nhưng người còn lại mới là người tài giỏi nhất, người ấy là ai?
Người xưa có câu: “Nghìn quân dễ kiếm, một tướng khó cầu”, đằng sau mỗi thành công của các Chư hầu không thể thiếu được sự phó tá hỗ trợ hết lòng của các bậc nhân tài kiệt xuất. Song, có bao nhiêu người có thể tìm được những nhân tài ấy, hơn thế còn có thể tận dụng được tài năng của họ?
Trong thời kỳ Tam Quốc, Lưu Bị và Tào Tháo đều là người có mắt nhìn người.
Trong giai đoạn đầu cuộc phân tranh, cả hai người đều không có ưu thế gì, nhưng nhờ vào sức hút, tính cách của bản thân, họ đã chiêu mộ được rất nhiều thuộc hạ cho mình, khiến cho thế cục chiến trường về sau có rất nhiều thay đổi. Ví dụ như các tướng Hoàng Trung, Ngụy Diên dưới thời Lưu Bị, hay Trương Liêu dưới trướng Tào Tháo đều là những ví dụ điển hình.
Về Công Tôn Toản, dưới trướng ông cũng có 3 danh tướng, sau này một người phò tá Lưu Bị, một người dưới trướng Tào Tháo, nhưng người còn lại mới là người tài giỏi nhất, hãy cùng nhau tìm hiểu về nhân vật này.
Khác với chi tiết được viết trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, trên thực tế, ban đầu thế lực của Công Tôn Toản không hề yếu, thậm chí còn được coi là một trong những thế lực mạnh nhất cuối thời nhà Hán, còn mạnh hơn cả thế lực chiếm cứ Ký Châu của Viên Thiệu.
Hình ảnh nhân vật Công Tôn Toản trên phim.
Công Tôn Toản sinh ra trong gia đình quý tộc, vốn giữ chức quan nhỏ ở quận Trác ở Đông Bắc, nhưng nhờ sự dũng cảm gan dạ của mình khi ch.iến đấu với các dân tộc du mục ở phía Bắc, ông đã khiến cho quân 𝘨𝘪𝘢̣̆𝘤 𝘴𝘰̛̣ 𝘩𝘢̃𝘪, giữ yên bờ cõi. Cũng từ đó, ông bồi dưỡng nên đội quân hùng mạnh, đánh đâu thắng đó, giành được quyền chỉ huy 4 châu quận phía Bắc.
Theo ghi chép trong “Hậu Hán Thư”, Công Tôn Toản thường cùng mấy chục binh lính thiện xạ, cưỡi ngựa trắng, chia thành hai cánh trái phái, tự xưng là “Bạch mã nghĩa tòng”. Về sau, nhóm quân này phát triển trở thành đội kỵ binh hùng mạnh, “khiến cho quân giặc về sau, hễ nghe tiếng liền tránh thật xa”.
Chỉ tiếc là, Công Tôn Toản đưa quân chinh chiến nhiều năm, làm tăng thêm gánh nặng cho nhân dân, vì “nuôi chí hướng lớn lao, thịnh vượng”, khiến cho lòng người 𝘱𝘩.𝘢̂̃𝘯 𝘯.𝘰̣̂, sau cùng thua trong tay Viên Thiệu, từ đó rơi vào con đường 𝘴𝘶𝘺 𝘷𝘰𝘯𝘨, khiến cho người người than tiếc, thuộc hạ dưới trướng ông cũng bị Viên Thiệu thôn tính, tướng lĩnh lưu lạc khắp nơi.
Người đầu tiên nổi tiếng nhất phải kể đến Triệu Vân – một trong năm vị Ngũ hổ tướng của Lưu Bị
Công nguyên năm 191, Triệu Vân nhận được tiến cử của quận Thường Sơn, mang theo quan binh địa phương nương nhờ dưới trướng Công Tôn Toản. Khi ấy, thế lực của Viên Thiệu lớn hơn nên nhiều người chọn đầu quân dưới trướng Viên Thiệu, thấy Triệu Vân đầu quân phe mình, Công Tôn Toản cảm thấy rất kỳ lạ.
Hỏi ra, Triệu Vân đáp rằng: “Nay thiên hạ 𝘭.𝘰.𝘢̣𝘯 𝘭.𝘢̣𝘤, không phân biệt tốt xấu, dân chúng lầm than, đói khổ, theo kẻ hèn này, chỉ cần là nơi lấy nhân nghĩa c.ai t.rị, thì dù Viên công hay tướng quân cũng thế.”
Theo Triệu Vân, Công Tôn Toản chính là vị quân chủ nhân nghĩa như thế.
Hình ảnh nhân vật Triệu Vân trên phim.
Nhưng những việc mà Công Tôn Toản làm sau này lại rõ ràng trái ngược với lời của Triệu Vân, khiến trong lòng Triệu Vân dần nghiêng theo Lưu Bị – người cũng ở dưới trướng của Toản.
Sau khi Công Tôn Toản 𝘣.𝘢̣𝘪 𝘷.𝘰𝘯𝘨, Triệu Vân đi theo Lưu Bị, lập nhiều chiến công, ông được xem như một vị Nho tướng toàn tài, trở thành hình tượng hoàn mĩ trong thời Tam quốc.
Người thứ hai là Điền Dự, huyện lệnh trấn thủ Đông Châu dưới trướng Công Tôn Toản
Khi Điền Dự đầu quân cho Công Tôn Toản, thế lực của ông đã thua trong tay Viên Thiệu, dần rơi vào đường 𝘴𝘶𝘺 𝘷𝘰𝘯𝘨, nhiều người cũng bỏ quân chạy trốn, vậy mà khi Điền Dự đối mặt với lời khuyên hàng của một vị tướng đầu hàng, ông đã khẳng khái nghiêm khắc đáp rằng: “Ông được Công Tôn Toản trọng dụng nhưng lại bỏ đi, trong lòng chắc cũng là bất đắc dĩ; nhưng nay quay về lại thành 𝘬.𝘦̉ đ.𝘪̣𝘤𝘩, quả chính ông là kẻ làm 𝘱𝘩.𝘢̉𝘯 rồi”.
Lời của ông đã trở thành câu nói hay một thời, nhưng tiếc là Điền Dự cũng chẳng ngăn cản nổi sự thất bại của Công Tôn Toản, đến khi Công Tôn Toản bị Viên Thiệu ép tới đường cùng, 𝘯𝘩𝘢̉𝘺 𝘭𝘢̂̀𝘶 𝘵.𝘶̛̣ 𝘴.𝘢́.𝘵, Điền Dự chuyển sang đầu quân cho Tào Tháo.
Trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, Điền Dự xuất hiện không nhiều, vì ông không tham gia vào nhiều trận chiến trong Tam Quốc, nhưng không vì thế mà có thể che mờ đi tầm quan trọng của ông ở nơi biên cương.
Điền Dự vẫn là một trong các đại tướng quân chủ lực của phe Tào Ngụy. Ông dành nhiều năm trấn thủ biên giới, từng đưa quân thảo ph.ạt Ô Hoàn, 𝘤𝘩.𝘦́.𝘮 tướng Cốt Tiến, đánh bại vua Man là Kha Bỉ Năng, đến năm 234, khi Tôn Quyền tấn công Hợp Phì cũng là thất bại dưới mưu kế của Điền Dự.
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim.
Đến Công nguyên năm 252, Điền Dự qua đời, đã làm đến chức Hộ Hung Nô Trung lang tướng, kiêm nhiệm Thứ sử Tinh Châu, trở thành vị tướng khiến người Hồ nghe danh đã khiếp vía. Điền Dự hưởng thọ 81 tuổi, là một trong những vị tướng sống thọ hiếm có thời Tam Quốc.
Người thứ ba, cũng chính là người tài giỏi nhất và là tâm phúc của Công Tôn Toản – Thứ sử Ký Châu Nghiêm Cương
Từ khi còn trẻ, Nghiêm Cương đã theo phò tá Công Tôn Toản, cùng ông nam chinh bắc chiến, còn trở thành Kỵ binh trưởng đội Kỵ binh Bạch mã, sau được phong làm Thứ sử Ký Châu, điều này đã cho thấy năng lực và địa vị của Nghiêm Cương trong lòng Công Tôn Toản ở mức nào.
Nhưng tiếc là, cái 𝘤𝘩.𝘦̂́.𝘵 của Nghiêm Cương lại không đáng.
Năm 191, Công Tôn Toản và Viên Thiệu 𝘨𝘪𝘢𝘰 𝘵𝘳𝘢𝘯𝘩 ở Giới Kiều. Tướng của Viên Thiệu là Khúc Nghĩa dẫn theo quân cung nỏ mai phục một bên. Ai ngờ, Công Tôn Toản coi khinh quân đ.ịch ít người, liền lệnh cho Nghiêm Cương dẫn theo kỵ binh, toàn quân truy kích.
Do địa hình nhỏ hẹp, quân của Công Tôn Toản chen nhau nối tiếp, bị quân đ.ịch dùng cung nỏ đánh phá, kết quả Viên Thiệu chỉ dùng hơn một nghìn binh tướng đã đánh tan 3000 quân của Công Tôn Toản.
Trận Giới Kiều cũng là một trong những trận đánh lấy ít thắng nhiều điển hình trong lịch sử thời Tam quốc. Còn Nghiêm Cương – vị tướng có công mở mang bờ cõi, cũng 𝘣𝘢̂́𝘵 𝘩𝘢̣𝘯𝘩 bỏ mình trong trận 𝘭𝘰𝘢̣𝘯 𝘵𝘦̂𝘯.
Nếu như khi ấy Nghiêm Cương không 𝘤𝘩.𝘦̂́.𝘵, có lẽ ông đã có thể làm những điều lớn lao hơn, nói không chừng Công Tôn Toản về sau cũng sẽ không bị cô lập, bao vây hết đường thoát như vậy.