Những điềm báo trước kỳ thực đều là điềm báo về cái ᴄʜếᴛ của Đổng Trác; chẳng qua là Lý Túc, người giải điềm báo cho Đổng Trác, cũng là người muốn ʟấʏ ᴍạɴɢ y, nên đã cố tình giải sai hàm nghĩa của những điềm báo này.
Đổng Trác (132 – 192), tên chữ là Trọng Dĩnh, là người huyện Lâm Thao, Lũng Tây. Đổng Trác xuất thân từ một gia đình võ quan, cha là Đổng Nhã làm quan Huyện úy huyện Luân Thị đất Dĩnh Xuyên, chỉ huy quân lính ở huyện, duy trì trật tự an ninh địa phương.
Từ nhỏ Đổng Trác được cha đưa về Lương châu ở chung với người Khương. Người dân ở đây do giao tiếp nhiều với người dân tộc Khương, cưỡi ngựa b.ắn c.ung, tập thành tính tình ʜᴜɴɢ ʜãɴ ᴍạɴʜ ʙạᴏ.
Chính vì thế mà hình thành nên con người Đổng Trác ᴍưᴜ ᴍô, ᴛʜᴀᴏ ᴛúɴɢ triều đình, thi hành hàng trăm chính sách ʙóᴄ ʟộᴛ đến cùng c.ực, ᴄướᴘ đᴏạᴛ của cải. Theo tính toán, Đổng Trác sở hữu số vàng lên đến 1-2 vạn cân, bạc 4–5 vạn cân, gấm lụa chồng chất như núi.
Câu chuyện Đổng Trác ᴄʜếᴛ dưới tay Lữ Bố trong “Tam Quốc diễn nghĩa” hẳn là điển cố mà không ít người say mê đại danh tác này vẫn còn nhớ. Nhưng rất ít người để ý rằng cái ᴄʜếᴛ của Đổng Trác thực tế trước đó đã có rất nhiều điềm báo.
Đồng dao
Khi Ðổng Trác đến Trường An để đợi được nhường ngôi, trăm quan đều ra đón rước, duy có Lý Nho cáo bệnh ở nhà không ra đón. Trác đến tướng phủ, Lữ Bố vào mừng. Trác nói: “Hễ ta làm vua, Phụng Tiên sẽ thống lĩnh cả binh mã trong thiên hạ“. Bố lạy tạ rồi nghỉ ngay ở dưới trướng.
Ðêm hôm ấy, có một lũ trẻ đi ngoài đường hát rong, gió đưa tiếng hát vào tận màn. Hát rằng: “Cỏ ngàn dặm. Sao xanh xanh? Trên mười ngày. Chẳng được sống”.
Bài đồng dao này có ý nói rằng Đổng Trác sắp phải ᴄʜếᴛ. Một người đàn ông nghe thấy vội vàng đuổi đám trẻ đi, rồi còn nói, bài đồng dao này có ý nói rằng Đổng Trác sắp phải ᴄʜếᴛ, nên ông ta lo sợ Đổng Trác sẽ làm h.ạ.i lũ trẻ.
Tiếng hát nghe thực ai o.á.n. Trác nghe thấy mới hỏi Lý Túc: “Trẻ hát như thế, hay dở thế nào?” Túc thưa: “Thế nghĩa là họ Lưu sắp mất, họ Ðổng sắp lên“.
Xe gãy bánh, ngựa đứt cương
Sự kiện thứ hai là khi Đổng Trác cùng quân sĩ tiền hô hậu ủng lên xe ngựa đi về Trường An. Đi chưa được 30 dặm, chiếc xe đang chạy bỗng gãy một bánh, Đổng Trác phải rời xe, quay sang cưỡi ngựa đi tiếp. Lại đi chưa được 10 dặm nữa, ngựa tự dưng lồng lên gầm thét dữ tợn, dứt đứt dây cương.
Đổng Trác hỏi Lý Túc rằng: “Xe gãy bánh, ngựa đứt cương là điềm gì?”. Túc đáp: “Là điềm báo Thái sư sẽ nối ngôi nhà Hán, thay cũ đổi mới, sẽ ngồi kiệu ngọc yên vàng”. Trác vui vẻ tin lời.
Gió thổi mù trời
Đến hôm sau, đang lúc đi, bỗng một cơn gió dữ nổi lên ầm ầm, mây kéo nghịt trời, Đổng Trác hỏi Lý Túc rằng: “Thế này là thế nào?”, Lý Túc thưa: “Chúa công nối ngôi rồng, tất sẽ có ráng hồng mây tía, để tăng thêm sự uy nghiêm của Trời”, Đổng Trác nghe lấy làm lọt tai. Khi đến bên ngoài thành, bá quan đều ra nghênh đón.
Mờ sáng hôm sau, Đổng Trác sai bày lễ vật mang vào triều, bỗng thấy một đạo nhân mặc áo xanh, đầu đội khăn trắng, tay cầm một cái sào dài, trên buộc mảnh vải dài một trượng, hai đầu viết hai chữ “khẩu”.
Đổng Trác hỏi Lý Túc: “Đạo nhân này có ý gì?” Túc nói: “Đó là một kẻ đ.iên!”, rồi lệnh quân sĩ đuổi đi.
Những điềm báo như: xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, tiếng trẻ hát trong đêm, cùng với Đạo nhân cầm sào… kỳ thực đều là điềm báo về cái ᴄʜếᴛ của Đổng Trác; chẳng qua là Lý Túc, người giải điềm báo cho Đổng Trác, cũng là người muốn ʟấʏ ᴍạɴɢ y, nên đã cố tình giải sai hàm nghĩa của những điềm báo này.
Có thể có người nói đây là tiểu thuyết, những điều trong tiểu thuyết cũng chỉ là hư cấu mà thôi. Tuy nhiên, những gì ghi chép trong cuốn sách sử Tam Quốc Chí và Hán Mạt anh hùng ký của Vương Sán thời bấy giờ có rất nhiều điểm giống so với Tam Quốc Diễn Nghĩa, ví dụ như bài đồng dao nói trên, trong Hán Mạt anh hùng ký được ghi lại như sau: “Lúc bấy giờ có lời đồn rằng: ‘thiên lý thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, do bất sinh’; lại thêm bài hát ‘Đổng đào’ (Đổng Trác bỏ trốn). Cũng lại có Đạo sĩ viết một chữ ‘Lữ’ trên tấm vải trước mặt Trác, Trác không biết đó là Lữ Bố. Khi Trác vào triều, binh mã đứng chật hai bên, từ doanh trại đến hoàng cung, triều thần dẫn đầu nghênh đón. Con ngựa quỵ xuống không thể đi tiếp được, Trác rất muốn dừng lại, Bố khuyên hãy đi tiếp, từ Trung Giáp mà vào trong cung”.
Từ những quyển sách sử này, có thể thấy được rằng đây đều là những điềm báo trước về cái ᴄʜếᴛ của Đổng Trác. Cổ nhân nói rằng những sự việc xảy ra xung quanh ta đều không phải ngẫu nhiên, mỗi sự việc đều có nội hàm, chỉ có điều ta có để ý đến hay không. Số phận của một con người, phải chăng cũng không thể là ngẫu nhiên.
Văn hóa chính thống của Trung Hoa chính là như vậy, chính là tin vào sự tồn tại của Thần Phật, văn hóa cổ đại này chính là văn hóa nửa Thần. Những điều xuất hiện trước khi Đổng Trác ᴄʜếᴛ, thực ra chính là điềm báo.
Chỉ một câu ấy đã có thể lột tả được trước tương lai gần về sự biến đổi của thời tiết. Những lời tiên tri kiểu như vậy đều là kinh nghiệm được đúc rút và truyền thừa qua một thời gian rất dài. Những kẻ hành á.c trước khi phải đền t.ội cũng đều có dấu hiệu cho thấy sẽ phải gặp một vận r.ủi. Người tốt trước khi nhận phúc báo cũng có dấu hiệu cho thấy anh ta sẽ có một tương lai sáng sủa.
Luật trời rất công bằng, trước khi tr.ừng ph.ạt ai cũng đều có lời nhắc nhở cho loài người, chẳng qua con người quá ư ᴍê ᴍᴜộɪ, cho rằng những điều nào đó là “ngẫu nhiên”, là ᴍê ᴛíɴ, để rồi rất nhiều người phải trả giá vì sự thiếu hiểu biết đó.
Còn những người đạo đức cao thượng hơn, sẽ biết hành xử hợp với luân lý của đất trời, từ đó tai qua n.ạn khỏi, sống một cuộc sống yên bình tốt đẹp.