Phò tá Lưu Bị, nhưng Gia Cát Lượng lại che giấu 1 bí mật mà đến lúc ᴄʜếᴛ Lưu Bị cũng không phát hiện ra. Ý đồ này của Khổng Minh có ảnh hưởng như thế nào đến cục diện Tam quốc khi ấy?
Bí mật mà Gia Cát Lượng đã âm thầm che giấu Lưu Bị là gì?
Gia Cát Lượng, biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà ch.ính tr.ị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Quý Hán thời Tam Quốc.
Anh trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn nhờ tài năng hơn người nên được Tôn Quyền tin dùng, rất được tín nhiệm. Em trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Quân được Tào Tháo đánh giá cao, được đảm nhiệm chức vụ ở Tào Nguỵ. Bản thân Gia Cát Lượng làm quân sư cho Lưu Bị, giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy điều hành của nhà Thục Hán.
Gia Cát Cẩn (174 – 241) tự Tử Du, là đại thần nhà Đông Ngô thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người huyện Dương Đô quận Lang Nha (thuộc Từ Châu).
Cha Gia Cát Cẩn là Gia Cát Khuê làm tới chức quận thừa ở Thái Sơn, nhưng mất sớm. Thời trẻ, Gia Cát Cẩn đến kinh đô Lạc Dương, học sách Mao thi, Thượng thư, Tả thị xuân thu. Lúc mẹ mất, ông để tang rất có hiếu, thờ mẹ kế cũng rất cung kính, rất có đạo.
Cuối thời Hán có l.oạn lớn, ông tránh l.oạn đến Giang Đông. Các em ông là Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân khi đó còn nhỏ, ở cùng chú ông là Gia Cát Huyền. Gia Cát Huyền phục vụ dưới trướng quân phiệt Viên Thuật, từng làm Thái thú Dự Chương trong một thời gian ngắn.
Đầu tiên là việc Tôn Quyền b.ắt giam gia quyến Gia Cát Cẩn để é.p ông sang Thục khóc lóc với Gia Cát Lượng, nhờ xin hộ với Lưu Bị, nếu không gia quyến ông sẽ bị h.ại. Vì Lưu Bị nhân từ nên trả lại 3 quận cho Tôn Quyền để cứu gia quyến Gia Cát Cẩn.
Thứ đến là chuyện Gia Cát Cẩn lại làm sứ giả sang Giang Lăng gặp Quan Vũ đề nghị làm thông gia với Tôn Quyền, cùng liên minh chống Tào. Nhưng Quan Vũ nóng nảy quát mắng và đuổi Gia Cát Cẩn về Đông Ngô.
Dĩ nhiên, Gia Cát Cẩn trong chính sử đâu phải dạng nhân sĩ hèn kém như vậy. Chẳng qua, La Quán Trung trong nỗ lực thần thánh hóa Gia Cát Lượng, Quan Vũ và chủ ý “dìm hàng” quan thần xứ Ngô nên mới vẽ ra biết bao chuyện không có thực như vậy.
Gia Cát Cẩn trên phim
Thật ra, từ bố cục tình hình này có thể thấy ngay, gia tộc Gia Cát phân bố trong 3 nước Tam Quốc, hơn nữa đều có được địa vị nhất định, chứng tỏ lựa chọn của họ cũng vì lợi ích của gia tộc.
Gia Cát Lượng đã giấu Lưu Bị ý đồ cá nhân này suốt mấy chục năm, đến lúc ᴄʜếᴛ, Lưu Bị cũng chưa hề phát hiện ra.
Với 3 lựa chọn và 3 vị trí mà anh em nhà Gia Cát nắm giữ, cho dù nước nào nơi ba anh em họ làm việc giành thắng lợi, gia tộc của họ cũng đều có thể duy trì mãi về sau.
Tuy rằng Gia Cát Lượng có ý đồ riêng khi lựa chọn phò tá Lư Bị song trên thực tế, ông quả thật đã hết lòng phò tá chủ công, nếu không, có lẽ người đời sau chưa chắc đã được nghe nhiều giai thoại hay về ông như vậy.
Gia Cát Lượng có giấu Lưu Bị, nhưng khi thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình, vị quân sư này đã hết sức cúc cung tận tuỵ, không để lại điều tiếng về sau, được người đời ngợi ca…
Trước khi Thục Hán ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ, Gia Cát Lượng cũng đã cống hiến toàn bộ sức lực, cố gắng làm tròn chức trách của mình.