Thời kỳ quần hùng tranh bá xuất hiện rất nhiều anh hùng dũng mãnh được ba quân đặt cho những biệt danh gắn liền với thế mạnh của họ như: Ngoạ Long, Phượng Sồ, Quỷ Tài, Kỳ Lân, … Vậy Tư Mã Ý có biệt danh gì?
Thời đại Tam quốc, bên cạnh những vị võ tướng uy mãnh, oai phong thì cũng có rất nhiều cái tên nổi bật trong giới mưu sĩ, có thể kể đến như Quách Gia, Giả Hủ, Từ Thứ, Chu Du… Trong đó nổi bật có “Ngọa Long, Phượng Sồ”, vốn là biệt hiệu của Gia Cát Lượng và Bàng Thống. Thậm chí, đến cả Thủy Kính tiên sinh cùng từng nói rằng: “Ngọa Long Phượng Sồ, có được một trong 2 người đó thì có thể định được thiên hạ”. Tuy nhiên trên thực tế, Lưu Bị sau này dù có cả hai vị mưu sĩ thông minh bậc nhất, cuối cùng vẫn để mất nước, vậy ai là người giành chiến thắng cuối cùng?
Người này chắc chắn là Tư Mã Ý. Tư Mã Ý (179 – 7 tháng 9 năm 251) là nhà chính trị, quân sự phục vụ cho nước Tào Ngụy thời kỳ Tam quốc, đồng thời ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Nguỵ.
Tư Mã Ý hơn Gia Cát Lượng hai tuổi. Gia đình ông được coi là một trong những dòng dõi quan chức triều đình rất có thế lực. Thời vua Châu Tuyên, tiên tổ Trình Bác Hưu Phụ có công bình định Từ Châu mà phong họ Tư Mã thành quý tộc. Đời thứ 12, Tư Mã Ngang theo Hạng Vũ d.iệt Tần, được ban tước Ân Vương đóng đô ở quận Hà Nội. Thời nhà Hán, gia tộc Tư Mã đời đời đều ở đây.
Trong môi trường như vậy, Tư Mã Ý đương nhiên được học hành tử tế, ông từ nhỏ đã thông minh, hiếu học, tháo vát. Trong giai đoạn Tào Tháo kiểm soát hoàng đế lệnh chư hầu, Tư Mã Ý tin rằng nhà Hán sẽ nhanh chóng chấm dứt, không muốn gia nhập phe Tào, thế nên ông đã từ chối lời mời của Tào Tháo, viện cớ mình đang bị bệnh.
Tào Tháo không tin lý do này, phái người tới nhà ông vào ban đêm để kiểm tra. Biết trước điều này, Tư Mã Ý nằm trong giường cả đêm không cử động. Vào năm 208, sau khi Tào Tháo chính thức lên làm thừa tướng, trực tiếp ra lệnh cho Tư Mã Ý đến gặp, từ đấy ông mới theo nhà họ Tào.
Cho đến khi Tào Tháo qua đời vào năm 220, Tư Mã Ý chưa bao giờ thực sự được toàn quyền chỉ huy binh lính. Thế nhưng, ông quá khôn khéo và lanh lợi nên chưa bao giờ để lộ tham vọng dù chỉ là nhỏ nhất. Đó là lý do tại sao Tào Tháo an tâm để cho Tư Mã Ý hỗ trợ Tào Phi sau khi ông qua đời.
Sau cái c͢h͢.ế͢t͢ của Tào Tháo, không ai ở nước Ngụy có thể so sánh với Tư Mã Ý. Trong khi đó ở nước Thục, Gia Cát Lượng đã kế tục tâm nguyện cuối cùng của Lưu Bị là lãnh đạo cuộc Bắc chinh, thống nhất thiên hạ. Đại tư mã Tào Chân, người từng chỉ huy cuộc phòng ngự chống lại những cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng c̲h̲.ế̲t̲ năm 231, Tư Mã Ý lên thay chức và lần đầu tiên đối mặt với các đội quân của Gia Cát Lượng, một trận chiến giữa rồng và hổ đã bắt đầu.
Cùng năm đó, quân Thục hùng mạnh bao vây Kỳ Sơn, Tư Mã Ý không còn cách nào khác là phải trực tiếp ra trận. Sau đó, Tư Mã Ý cố thủ vững trước khí thế ngút trời của quân Gia Cát Lượng, đồng thời lập mưu khiến Hậu chủ Thục Hán Lưu Thiện gọi Gia Cát Lượng trở về, nhờ vậy mới có thể chuyển bại thành thắng, bảo toàn lực lượng.
Mãi cho đến năm 234, Gia Cát Lượng Bắc phạt lần cuối thất bại, cuối cùng c̲h̲.ế̲t̲ ở doanh trại Ngũ Trượng Nguyên. Khi Ngọa Long về trời, Tư Mã Ý cũng trở thành bất khả chiến bại. Có thể thấy, Gia Cát Lượng dù khôn ngoan, trí tuệ nhưng trận chiến giữa rồng và hổ cuối cùng đã kết thúc với thắng lợi của Tư Mã Ý, vậy rốt cuộc ai mới là người được mỉm cười cuối cùng? Vào ngày 8 tháng 10 năm 234, sau khi Ngọa Long và Phượng Sồ qua đời, chỉ còn lại “Chủng Hổ” Tư Mã Ý.
Trên thực tế, biệt hiệu “Chủng Hổ” của Tư Mã Ý đã giải thích đầy đủ tính cách của ông. Từ “Chủng” còn có nghĩa là ngôi mộ, mồ mả. Con hổ nằm trong mộ, hình tượng này bộc lộ sự n̲h̲a̲m̲ ̲h̲.i̲ể̲m̲ ̲v̲à̲ ̲h̲u̲n̲g̲ ̲á̲.c̲. Nếu không đề phòng, con hổ này có thể lao lên tấn công bất kỳ lúc nào. Trong Tam quốc, cả rồng và phượng đều đã c̲h̲.ế̲t̲, nên nghiễm nhiên thế giới là của loài hổ.
Thật vậy, cả ba nước Ngụy, Thục Ngô sau cùng đều thuộc về tay nhà Tư Mã!