Sẽ có rất nhiều người đặt câu hỏi, dường như thời kì hậu Tam Quốc khan hiếm nhân tài hơn trong thời kì Tam Quốc ᴍáᴜ ʟửᴀ, câu trả lời dưới đây sẽ khiến bạn khai sáng.

Tam Quốc có thể nói là giai đoạn nổi tiếng nhất nhì lịch sử Trung Hoa. Trong thời kì này, những nhân vật như Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Lưu Bị, Tôn Quyền, Lữ Bố, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân,… đã ghi dấu bằng những chiến tích lừng lẫy và lưu danh hậu thế đến tận ngày nay.


Thế nhưng có một điều khá kì lạ là trong giai đoạn hậu Tam Quốc, ngoại trừ Khương Duy, Đặng Ngải,… ra thì có rất ít người để lại ấn tượng sâu đậm trong lịch sử. Phải chăng trong thời kì hậu Tam Quốc, cả Thục Hán, nhà Tào Ngụy và Đông Ngô đều bỗng trở nên khan hiếm nhân tài?

Trên thực tế, nhận định thời kì hậu Tam Quốc có số lượng nhân tài ít ỏi phần nhiều là độc giả bị ảnh hưởng bởi tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Trong tác phẩm này, La Quán Trung tập trung miêu tả và nhấn mạnh các sự kiện diễn ra trong thời kì Tam Quốc.

Sau giai đoạn này, La Quán Trung cũng chỉ đề cập thêm về Khương Duy, Đặng Ngải và một vài nhân vật khác. Dưới sức ảnh hưởng của “Tam Quốc diễn nghĩa”, vô hình trung người ta bắt đầu có nhận định hầu hết các nhân tài chỉ tập trung ở thời kì Tam Quốc, sau đó thì dần dần mất hút.


Đây là một nhận định khá sai lệch bởi xét theo chính sử, giai đoạn hậu Tam Quốc cũng không hề thiếu vắng nhân tài. Ví như nhà Thục Hán có Khương Duy, Hạ Hầu Bá, Vương Bình, Trương Nghi, Liêu Hóa,… Nhà Tào Ngụy và nước Tấn thì có Tư Mã Chiêu, Tư Mã Sư, Đặng Ngải, Chung Hội, Tôn Lễ, Dương Hỗ, Vương Duệ, Vương Hồn, Thạch Bao, Hồ Tuân,… Nhà Đông Ngô dĩ nhiên cũng không kém cạnh với Lục Kháng, Đinh Phụng, Toàn Tông, Toàn Đoan, Chu Hoàn, Từ Thịnh, Chu Phường,…

Có thể những nhân vật lịch sử kể trên không kiệt xuất bằng Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Quan Vũ nhưng chắc chắn vẫn là tướng tài lợi hại hiếm có trong lịch sử.

Thêm vào đó, bối cảnh lịch sử khác biệt cũng tác động phần nhiều đến việc tạo dấu ấn cho các nhân tài thời kì hậu Tam Quốc. Trong giai đoạn Tam Quốc, ch.iến tr.anh diễn ra liên miên – đây chính là địa bàn để các mưu sĩ và võ tướng thể hiện bản lĩnh.

Trong khi đó vào thời kì hậu Tam Quốc, để giữ thế cân bằng nên mỗi trận chiến đều được tính toán cẩn thận, các vương quốc đều ưu tiên sự ổn định cho đất nước của mình hơn là việc ᴄʜéᴍ ɢɪếᴛ đổ ᴍáᴜ, ɢâʏ ʜấɴ ᴠớɪ ᴋẻ địᴄʜ. Nói cách khác, nhân tài ở thời kì hậu Tam Quốc dù có cũng không nhiều đất để dụng võ như thời kì Tam Quốc.


Ngoài ra còn một yếu tố nữa đó là “hiệu ứng tâm lý”. Dù biết rằng công lao gìn giữ đất nước cũng không hề thua kém việc gầy dựng và đấu tranh lập quốc, nhưng thông thường người ta sẽ có xu hướng ghi nhớ tên tuổi những nhân vật lịch sử có chiến tích tranh đấu, giành được thiên hạ hơn là người có công giữ vững sự ổn định của đất nước sau hòa bình. Đây cũng là nguyên do chính khiến các tướng tài và mưu sĩ trong Tam Quốc lưu danh hậu thế đến tận bây giờ.

(Nguồn: Sohu, Baidu)