Cùng tồn tại với nhà Ngụy, nhà Thục, nhà Ngô trong thời kì Tam Quốc nhưng vương quốc này không được nhiều người nhớ đến và ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ nhanh chóng.

Tam Quốc là một trong những thời kì lịch sử nổi tiếng nhất Trung Quốc bởi trong giai đoạn này, các cuộc giao tranh lừng lẫy và nhiều nhân vật lưu danh hậu thế đã ra đời. Trong đó, mối quan hệ th.ù đ.ịch giữa ba vương quốc Ngụy, Thục, Ngô đã trở thành đề tài ăn khách cho tiểu thuyết, phim ảnh trong suốt hàng chục năm qua.

Đây cũng được xem là thời kì đẫᴍ ᴍáᴜ và đen tối nhất lịch sử Trung Quốc khi số người ᴄʜếᴛ lên đến hàng chục triệu người do ảnh hưởng từ các cuộc ch.iến tr.anh diễn ra liên miên.


Trong tiềm thức của nhiều người, do là thời kì Tam Quốc nên tất nhiên trong giai đoạn này chỉ có ba vương quốc tồn tại. Điều này cũng không hẳn là sai, bởi đúng là vào giai đoạn ấy, Trung Quốc hình thành thế chân vạc giữa của nhà Ngụy, nhà Thục và nhà Ngô.

Nhưng trên thực tế, thời Tam Quốc có đến bốn vương quốc cùng tồn tại. Vậy vương quốc thứ tư vì lí do gì lại không xuất hiện trong “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung và bị hậu thế quên lãng?

Sau khi Tào Tháo qua đời, Tào Phi kế vị cha mình và thể hiện quyết tâm bành trướng khi hạ bệ Hán Hiến đế và tự xưng làm vua, trở thành Ngụy Văn đế nổi tiếng trong lịch sử. Lưu Bị hay tin Tào Phi lên ngôi cũng nhanh chóng xưng đế dưới danh nghĩa khôi phục lại nhà Hán, Tôn Quyền phía bên kia cũng không chịu yếu thế và nhanh chóng trở thành Ngô vương.


Cục diện chân vạc với ba vị hoàng đế thống trị ba vương quốc cũng từ đây mà ra. Nếu chỉ có hai vương quốc đối chọi nhau thì lại quá dễ dàng để khởi binh và giành thắng lơi, nhưng khi con số lên tới ba thì chẳng dễ dàng như thế nữa.

“Tam Quốc diễn nghĩa” chính là tác phẩm kể lại thời kì ʜỗɴ ʟᴏạɴ này dưới cái nhìn của La Quán Trung. Tuy nhiên tiểu thuyết này đã bỏ qua sự tồn tại của Yên quốc, một quốc gia vốn dĩ cũng có mặt trong thời kì Tam Quốc nhưng lại bị khá nhiều người lãng quên.

Nước Yên do Công Tôn Độ dựng nên và tồn tại trong khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi, từ năm 237 đến tháng 9 năm 238.

Lớn lên, Công Tôn Độ được nhận chức nha môn Thái thú dưới quyền thái thú Công Tôn Vực, được Công Tôn Vực quý mến, vì Vực có một người con là Công Tôn Báo mất sớm. Công Tôn Vực quan tâm tới Công Tôn Độ, đưa ông đi học hành ở chỗ một thầy có tiếng và cưới vợ cho ông. Sau đó, Công Tôn Độ được Công Tôn Vực tiến cử làm “Hữu đạo” của bản quận Huyền Thố và đưa tới Lạc Dương làm quan.

Công Tôn Độ tới Lạc Dương được nhận chức Thượng thư lang, sau đó được thăng làm quan ở Ký châu.

Năm 189, Đổng Trác lên cầm quyền trong triều. Do quan hệ tốt với bộ tướng của Đổng Trác là Từ Vinh và nhờ Từ Vinh tiến cử, Công Tôn Độ được thăng làm Thái thú Liêu Đông.


Con Công Tôn Độ là Công Tôn Khang đang làm chức Ngũ trưởng, bị đô úy nước Liêu Đông là Công Tôn Chiêu điều động đến phục dịch. Công Tôn Độ nổi giận bèn ʙắᴛ ɢɪếᴛ Công Tôn Chiêu.

Để thị uy với các nhà vọng tộc Liêu Đông, Công Tôn Độ ɢɪếᴛ những người nổi tiếng có danh vọng trong quận không cần lý do, khiến mọi người trong quận rất sợ hãi.

Sau đó Công Tôn Độ mang quân đánh về hai phía đông tây, đánh nước Cao Câu Ly và bộ tộc Ô Hoàn, đều thắng lợi. Nhân lúc các chư hầu ở trung nguyên đánh lẫn nhau, Công Tôn Độ tự mình cát cứ Liêu Đông không theo triều đình, nhà Hán lúc đó đã sang Trường An cũng không thể hỏi tới. Công Tôn Độ công khai bày tỏ ý định tranh bá đồ vương.

Năm 204, Công Tôn Độ qua đời. Ông cầm quyền ở Liêu Đông 15 năm. Con ông là Công Tôn Khang lên nối chức Liêu Đông hầu, Châu mục Bình châu. Sau đó tới cháu ông là Công Tôn Uyên cũng kế vị.

Vì xuất thân là một nước rất nhỏ nên trong thời kì Tam Quốc, nước Yên khá an phận, không tham dự ch.iến tr.anh và cũng không chủ động đi sinh sự với nhà Ngụy, nhà Thục, nhà Ngô. Thêm vào đó, bản thân nước Yên cũng cách Trung Nguyên khi ấy khá xa, lực lượng lại mỏng nên về cơ bản ba vương quốc còn lại cũng không chú ý đến họ. Đây cũng là nguyên nhân khiến nước Yên tồn tại mà… có như không.

Do đó khi viết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, La Quán Trung cũng bỏ qua nước Yên mà chỉ tập trung khai thác những chuyện xoay quanh nhà Ngụy, nhà Thục và nhà Ngô.


Khá đáng buồn là sau khi xưng đế chưa được bao lâu, năm 238 Công Tôn Uyên đã bị Tư Mã Ý đem quân đ.ánh bại, triều đại nhà Yên cứ thế mà kết thúc chóng vánh bằng việc Công Tôn Uyên t.ử trận, Tư Mã Ý cho ᴄʜéᴍ đầᴜ tất cả quần thần do Công Tôn Uyên bổ nhiệm, gia tộc Công Tôn từ già đến trẻ đều bị th.ảm s.át.

(Nguồn: Baidu, Sohu)