Chiến tích hoành tráng nhất của Trương Phi là dùng 20 kỵ binh cản lại mấy ngàn kỵ binh của Tào Tháo
Chiến tích hoành tráng nhất của Trương Phi là dùng 20 kỵ binh cản lại mấy ngàn kỵ binh của Tào Tháo

Tại sao một kẻ ᴍãɴʜ ᴘʜᴜ chưa từng luyện qua võ công, quyền cước như Trương Dực Đức lại có thể trở thành hổ tướng khét tiếng một thời dưới tay quân chủ Lưu Bị?

Thục Hán là một trong ba quốc gia thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa, thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc.

Có một số sử gia gộp chung nhà Thục Hán vào nhà Hán, họ coi triều đình này là giai đoạn cuối của Nhà Hán vì Hoàng đế Thục Hán Lưu Bị thuộc dòng dõi hoàng tộc.

Tuy khởi điểm của Lưu Bị khó khăn hơn hai ông chủ Tào Nguỵ và Đông Ngô nhưng vì mục đích cao cả “Phục hưng Hán Thất” mà Lưu Bị đã có rất nhiều nhân tài tình nguyện theo ông như: Gia Cát Lượng là quân sư, Bàng Thống và Pháp Chính là mưu sĩ, Ngũ hổ tướng (Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung, Triệu Vân) thống lĩnh ba quân, có thể chỉ huy mãnh tướng.

Trong số những quân sĩ có thể “sống ᴄʜếᴛ vì mình” thì hẳn nhiên chỉ có 2 người em kết nghĩa Quan Vũ và Trương Phi mới sẵn sàng ʜɪ sɪɴʜ vì huynh trưởng. Cùng có xuất thân hàn vi trở thành võ tướng tài ba, xuất chúng nhưng Trương Phi lại khác Quan Vũ và được Lưu Bị ưu ái hơn khi được trở thành thông gia.

Theo trang Sina, trước khi trở thành võ tướng lừng lẫy của nhà Thục, ông từng làm nghề nghiệp gì, chính sử cũng không ghi lại chính xác. Tuy nhiên thông qua ảnh hưởng của “Tam Quốc diễn nghĩa”, hậu thế vẫn hình dung về thân thế Trương Phi như một người hành nghề bán ʀượᴜ, ᴍổ lợn.

Vậy tại sao một kẻ ᴍãɴʜ ᴘʜᴜ chưa từng luyện qua võ công, quyền cước như Trương Dực Đức lại có thể trở thành hổ tướng khét tiếng một thời dưới tay quân chủ Lưu Bị?

“Lý lịch” không gắn với công phu, quyền cước của viên hổ tướng khét tiếng trong “Tam Quốc diễn nghĩa”

Về “lý lịch” của danh tướng Trương Phi, “Tam Quốc diễn nghĩa” hồi thứ nhất đã từng có một đoạn tự thuật của nhân vật này:

“Tôi họ Trương tên Phi, tự là Dực Đức, ở Trác quận đã lâu đời. Gia tư có ít ruộng, vườn, trại và mở ngôi hàng nấu ʀượᴜ, ᴍổ heo. Tôi chỉ thích kết giao với hào kiệt trong thiên hạ”.

Thông qua chi tiết trên, không khó để nhận thấy trước khi kết nghĩa và đi theo phò tá huynh trưởng Lưu Bị, Trương Phi cũng có cuộc sống buôn bán bình thường như bao bách tính thường dân khác.

Và có lẽ vì muốn để nhân vật của mình phù hợp với hình tượng của phường buôn ʀượᴜ, ᴍổ lợn, La Quán Trung đã cố tình gán cho vị tướng họ Trương một thân hình cao lớn cùng nét tính cách ɴóɴɢ ɴảʏ, ʟỗ ᴍãɴɢ.

Hơn nữa nếu nhìn tổng quan “lý lịch” của nhân vật này, không khó để nhận thấy ông vốn không phải là người từng luyện qua công phu, quyền cước. Bởi chỉ đến khi đi theo Lưu Bị, hai huynh đệ Quan – Trương mới có ᴠũ ᴋʜí của riêng mình.

Giả sử Trương Phi là người tập võ từ thuở nhỏ hay trước đó có thói quen luyện tập võ nghệ, ông chắc chắn sẽ thủ sẵn cho mình một loại binh kh.í chuyên dụng chứ không phải chờ tới lúc đi theo huynh trưởng mới làm ᴠũ ᴋʜí.

Công việc của một đồ tể và “vốn liếng” quý giá giúp Trương Phi xông qua trận mạc

Cá tính ɴóɴɢ ɴảʏ, ʟỗ ᴍãɴɢ của nhân vật Trương Phi trong “Tam Quốc diễn nghĩa” ít nhiều có liên quan tới xuất thân hành nghề buôn ʀượᴜ, ᴍổ lợn của ông. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).

Theo KKNews, về nguồn gốc võ công của Trương Phi, các tài liệu chính sử đều không đề cập tới lý do vì sao ông lại có võ lực xuất chúng như vậy.

Tuy nhiên lý giải của nhiều học giả hiện đại lại cho rằng, sức chiến đấu của nhân vật này thực chất được hình thành thông qua đặc trưng nghề nghiệp và không ngừng được tôi luyện trong môi trường thực chiến.

Thực chất không phải ngẫu nhiên “Tam Quốc diễn nghĩa” lại gán cho Trương Phi nghề buôn ʀượᴜ, ᴍổ lợn. Bởi dù là thời xa xưa hay ngày nay, công việc ɢɪếᴛ ᴍổ gia súc vẫn luôn được xem là một loại lao động tốn sức. Việc Trương Phi mưu sinh bằng nghề này đã giúp ông sở hữu một thân hình bệ vệ và khí lực hơn người.

Hơn nữa, ᴍổ lợn mặc dù là dùng tới d.a.o, nhưng động tác thực hiện không phải là ch.é.m mà là đ.â.m, xẻ. Vì thế những động tác này được cho là mang nhiều nét tương tự với kỹ thuật sử dụng mâu.

Hơn nữa quá trình thực hiện công việc ᴍổ lợn vào thời xưa có nhiều điểm khác biệt với quy trình hiện đại hóa như ngày nay.

Theo lý giải của Bách khoa toàn thư Trung Quốc (Baike), người xưa mỗi khi cạo lông lợn thì sẽ rạch một đường ở chân con vật, sau đó dùng miệng thổi hơi vào đó để da lợn căng lên cho dễ bề thực hiện.

Dù mưu sinh bằng nghề đồ tể, nhưng công việc ᴍổ lợn lại đem tới cho Trương Phi những lợi thế bất ngờ về thể lực và công phu. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).

Trương Phi với xuất thân là một người hành nghề buôn ʀượᴜ, ᴍổ lợn đương nhiên cũng sẽ phải thực hiện công đoạn này. Và không ngạc nhiên khi chính công việc ấy đã giúp cho ông sở hữu một chất giọng đầy uy dũng.

Chính đặc điểm trên đã trở thành tiền đề để La Quán Trung xây dựng chi tiết làm nên tên tuổi của Trương Phi trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.

Theo đó, trong hồi 42 của tác phẩm, khi quân của Tào Tháo đụng độ với một mình Trương Phi trên cầu Trường Bản, ông đã quát lên một tiếng vang trời:

“Ta là Trương Dực Đức nước Yên đây! Ai dám cùng ta quyết một trận t.ử chiến?”

Cũng theo miêu tả của “Tam Quốc diễn nghĩa”, những tiếng quát của Trương Phi lớn đến nỗi khiến quân Tào nghe thấy mà “run cầm cập”, thậm chí còn làm cho tướng địch là Hạ Hầu Kiệt khiếp sợ tới mức “đứt ruột vỡ gan, ngã nhào xuống ngựa”.

Sự thực là tới cả Tào Tháo cũng vì nể sợ uy thế của Trương Phi mà thốc ngựa lui binh đến nỗi mũ trâm rơi cả, đầu tóc rũ rượi.

Và có lẽ, cũng chính tiếng quát của “kẻ thất phu” họ Trương ấy đã góp phần chứng thực tên tuổi của một “Trương Dực Đức ở trong đám quân trăm vạn, lấy đầu thượng tướng như thò tay vào túi lấy đồ vật”.

Lời kết

Ngay cả khi không phải là “con nhà nòi”, tên tuổi của Trương Phi vẫn đủ để khiến cho nhiều võ tướng thời bấy giờ không khỏi e dè, khiếp sợ. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).

Giờ đây mỗi khi nhắc tới ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”, không ít độc giả dường như vẫn chưa bao giờ quên lãng xuất thân hàn vi của họ.

Có ý kiến cho rằng, thế mạnh của hạng mãng phu như Trương Phi chủ yếu là nhờ vào sức khỏe hơn người, lại dũng mãnh gan dạ, còn bàn về võ công hay mưu lược thì vốn không có thiên phú, chủ yếu do tôi luyện trong thực chiến mà thành.

Tuy nhiên sự thực là Trương Dực Đức đã dùng năng lực của bản thân để khiến người đời ghi nhớ tên tuổi của mình trong vô số những nhân tài nổi lên vào thời loạn thế.

Độc giả vẫn thường biết tới một Trương Phi với tiếng quát oai hùng khiến quân địch khiếp sợ, một Trương Dực Đức lấy đầu tướng địch như lấy vật từ trong túi ra.

Thế nhưng ít ai nhìn ra rằng, để có thể bước lên đỉnh cao danh vọng trong cuộc đời mình, vị tướng họ Trương đã phải lăn xả bao năm trên sa trường mới có thể vứt bỏ tấm áo của một kẻ mãng phu và trở thành “hổ tướng” nức tiếng của tập đoàn Thục Hán.

*Dịch từ các báo nước ngoài