Được biết đến như là một trong những mưu sĩ, nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc, “Khổng MinhGia Cát Lượng luôn được người đời sau ngợi ca về trí tuệ siêu phàm.

Trong những câu truyện kể về ông, “không thành kế” là một trong những điển tích nổi tiếng và đáng kinh ngạc nhất.

Trích đoạn miêu tả điển tích “không thành kế” khi Gia Cát Lượng đã một mình đầy lùi 15 vạn đại quân (150.000) của Tư Mã Ý mà không cần dùng đến một binh, một tốt nào. Dụng cụ duy nhất của Gia Cát Lượng chỉ là một cây đàn tranh.

Bối cảnh của điển tích trên xảy ra trong lần Bắc phạt thứ nhất của quân Thục do Gia Cát Lượng chỉ hủy. Sau khi Mã Tốc để mất Nhai Đình (một điểm yếu quan trọng trên con đường vận lương từ Xuyên Thục ra nơi đóng quân của Gia Cát Lượng tại Kỳ Sơn). Bị cắt mất đường lương thảo khi đã tiến quân quá sâu vào vào đất Ngụy, Khổng Minh quyết định lui quân về Hán Trung để bảo toàn lực lượng.

Trong khi các lực lượng quân đội khác đang rục rịch rút lui, một mình Gia Cát Lượng cùng Quan Hưng (con trai Quan Vũ) và 500 kỵ binh đã hỏa tốc đến Tây thành (nơi đồn trú lương thực của quân Thục) để đôn đốc việc vận lương rút lui. Tư Mã Ý đoán biết được điều này, ông lập tức dốc toàn lực 15 vạn đại quân Ngụy tấn công vào Tây thành.

Hay tin Tư Mã Ý tiến binh, Gia Cát Lượng rất muốn rút lui. Tuy nhiên Tây thành là một vị trí trọng yếu, nếu lui quân thì toàn bộ lương thực trong thành sẽ mất. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc rút lui của hơn 30 vạn quân Thục ra khỏi đất Ngụy. Trong thế chân tường, Gia Cát Lượng đã quyết định thực hiện một trong những nước cờ mạo hiểm nhất trong cuộc đời ông. Ông ra lệnh cho quân sĩ mở toang cổng thành còn mình thì ngồi trên thành, gẩy đàn rất bình thản.

Tư Mã Ý đến nơi, thấy vậy liền sinh nghi, không dám tiến vào thành vì sợ trong thành có mai phục. Tư Mã Ý nghe tiếng đàn của Gia Cát Lượng, thấy được sự bình thản trong con người ông, càng thêm lo sợ và quyết định rút lui. Sau đó Quan Hưng cùng 500 lính phục kích hò reo làm cho Tư Mã Ý sợ có nghi binh nên bỏ chạy. Sau này khi biết được trong thành chỉ có vài trăm binh sĩ già yếu, mà một mình Gia Cát Lượng có thể đẩy lui được đại quân của mình, Tư Mã Ý rất khâm phục và cho rằng mình còn kém tài Khổng Minh rất nhiều.

Sau khi Gia Cát Lượng cùng lương thực của quân Thục rút lui thành công, Tư Mã Ý đã quay lại để chiếm Tây thành. Sự kiện này cũng đã khép lại cuộc Bắc phạt lần một của Gia Cát Lượng. Sau này, ông tiếp tục xuất quân thêm 5 lần nữa nhưng đáng tiếc rằng đều không thành công. Các nhà sử gia đời sau gọi các cuộc chinh phát của Gia Cát Lượng là “Lục xuất Kỳ Sơn”.