Vì đâu mà Lưu Bị nhất quyết không trao vùng đất trọng yếu như Hán Trung cho Trương Phi trấn giữ?
Bước vào vũ đài ch.ính tr.ị Tam Quốc, Lưu Bị được coi là người yếu thế so với Tào Tháo và Tôn Quyền. Những năm cuối thời nhà Đông Hán, thiên hạ đại lo.ạn. Tuy nhiên, thời thế sinh anh hùng. Trong thời kỳ này cũng xuất hiện rất nhiều nhân tài.
Để xây dựng cơ đồ, Lưu Bị, Tào Tháo và cả Tôn Quyền đều cần phải có những mưu sĩ, binh hùng, tướng mạnh.
Lưu Bị tuy lập nghiệp muộn nhưng may mắn có nhiều nhân tài, mãnh tướng phò tá. Nếu nhắc đến những vị tướng tài giỏi dưới trướng Lưu Bị, nhiều người chắc chắn cho rằng đó là Quan Vũ và Trương Phi. Cả hai người đều được coi là mãnh tướng địch vạn người, khiến kẻ đ.ịch trên chiến trường kh.iếp s.ợ.
Quan Vũ và Trương Phi được coi là những cánh tay phải đắc lực của Lưu Bị trong quá trình xây dựng cơ nghiệp.
Bôn ba theo Lưu Bị ngay từ thuở đầu lập nghiệp, cả Quan Vũ và Trương Phi đều được coi như cánh tay phải đắc lực của vị quân chủ này khi không những tài giỏi mà còn tuyệt đối trung thành.
Sau khi chiếm được Kinh Châu, Lưu Bị đã giao vùng đất trọng yếu trong Tam Quốc cho Quan Vũ trấn giữ. Tuy nhiên, đến năm 219, sau khi chiếm được Hán Trung, Lưu Bị lại không bố trí Trương Phi trấn giữ, mà thay vào đó là một vị tướng khác. Tại sao? Điều này có phải Lưu Bị đã phạm sai lầm?
Trước vấn đề này đã có không ít quan điểm phân tích về quyết định của Lưu Bị.
Trương Phi là mãnh tướng có sức địch vạn người, vô cùng nổi tiếng trên chiến trường Tam Quốc.
Quan điểm thứ nhất cho rằng Trương Phi tính tình không tốt, nóng nảy, khi uống r.ư.ợu vào thì mất bình tĩnh, không thích hợp để trấn giữ vùng đất trọng yếu như Hán Trung.
Sở dĩ Lưu Bị cho rằng như vậy bởi bài học trong quá khứ. Trước đó, chỉ vì s.ay r.ư.ợu mà Trương Phi để mất thành Từ Châu.
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, trước khi xuất phát đi Nam Dương, cùng Tào Tháo chinh phạt Viên Thuật, Lưu Bị đã giao lại Từ Châu cho Trương Phi trấn giữ.
Thế nhưng, do quên lời dặn hạn chế uống r.ượu của Lưu Bị, Trương Phi đã mời thuộc hạ lần lượt nâng chén. Vị tướng này uống quá s.ay đến nỗi đ.ánh Tào Báo tới 50 trượng vì cự tuyệt không uống.
Tào Báo lại chính là bố vợ của đệ nhất ‘chiến thần’ Lã Bố. Nửa đêm, Tào Báo đã sai người đưa mật thư cho Lã Bố. Cả hai trong ứng ngoài hợp tiến đ.ánh Từ Châu, cuối cùng khiến Trương Phi khi đó vẫn còn đang s.ay phải bỏ chạy nơi đồng hoang. Trương Phi s.ay r.ượu để mất Từ Châu. Nếu không phải vì r.ượu thì có lẽ đã không xảy ra h.ọa như vậy.
Tuy nhiên, theo quan điểm thứ hai, thì rượ.u và tính tình nóng nảy của Trương Phi không phải là lý do Lưu Bị nhất quyết không cho ông trấn giữ Hán Trung.
Hơn nữa, vì sao một người khôn ngoan như Lưu Bị lại để Trương Phi, một mãnh tướng được coi là kẻ đ.ịch của vạn người đến trấn giữ ở Lãng Trung suốt 7 năm liền?
Câu trả lời chính là do Lãng Trung là vùng đất có tầm quan trọng mà ít người biết được.
Vì sao Trương Phi không được trấn giữ Hán Trung?
Lý do Trương Phi không được giao trấn giữ Hán Trung hóa ra là sự tính toán kỹ lưỡng của Lưu Bị.
Theo đó, thứ nhất, Lãng Trung có vị trí địa lý rất đặc biệt, là nơi trọng yếu của Đông Xuyên. Hơn nữa Lãng Trung lại có mối liên hệ đặc biệt với Hán Trung. Bởi nếu Hán Trung gặp n.ạn, Trương Phi trấn giữ Lãng Trung hoàn toàn có thể điều quân đến yểm trợ nhanh chóng.
Thậm chí, ngay cả khi Hán Trung bị đ.ánh chiếm, kẻ đ.ịch vẫn sẽ bị Trương Phi khi đó trấn giữ Lãng Trung chặn hại.
Ngoài ra, Lãng Trung cũng cách Thành Đô không xa. Do đó, nếu có chuyện gì xảy ra ở Thành Đô, Trương Phi cũng có thể nhanh chóng tiếp ứng.
Mặt khác, nếu vùng đất Kinh Châu mà Quan Vũ trấn giữ có biến thì Trương Phi cũng có thể đưa quân xuôi theo sông đến Giang Châu để hỗ trợ.
Đây cũng là lý do vì sao sau khi Quan Vũ ch.ết, Lưu Bị sai Trương Phi cầm quân từ Lãng Trung đến Giang Châu để hội binh với mình, từ đó hợp lực khởi binh đi đ.ánh Đông Ngô để báo th.ù cho Quan Vũ.
Đáng tiếc, người tính không bằng trời tính, Trương Phi lại ch.ết trước khi hội binh với Lưu Bị.
Từ những phân tích trên cho thấy, vùng đất Lãng Trung mà Trương Phi trấn giữ hóa ra là vị trí phòng thủ chiến lược của nhà Thục Hán khi vừa có thể hỗ trợ được cho cả Kinh Châu, Hán Trung và bảo vệ Thành Đô.
Vị trí quan trọng như vậy ắt phải giao cho người đáng tin cậy như Trương Phi.
Thứ hai, Lãng Trung còn là nơi có ý nghĩa quan trọng về văn hóa và kinh tế lúc bấy giờ.
Trước đó, nơi đây được đánh giá cao trong các triều đại và từ lâu trở thành trung tâm ch.ính tr.ị, kinh tế và văn hóa của khu vực phía Bắc của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) ngày nay. Lãng Trung hiện này là một trong bốn thành phố cổ nổi tiếng ở Trung Quốc.
Do chịu ảnh hưởng của “Tam Quốc diễn nghĩa” nên nhiều người cho rằng Trương Phi là vị tướng hữu dũng vô mưu, nhưng thực tế trong những ghi chép lịch sử cho thấy ông không chỉ dũng mãnh mà còn mưu lược hơn người.
Bởi dưới sự cai quản của Trương Phi, đời sống của người dân ở Lãng Trung luôn yên ổn, buôn bán phát đạt và có đóng góp to lớn vào kinh tế và quân sự của Thục Hán.
Chính vì vậy, so với Hán Trung, Lãng Trung cần có người thân tín để trấn giữ. Bản thân Trương Phi cũng biết sự thật này nên ông không tranh giành chức Thái thú ở Hán Trung với Ngụy Diên.
Lãng Trung tuy không nổi tiếng nhưng có thể đi trấn giữ ở đây là thể hiện sự tin tưởng cao nhất của Lưu Bị giành cho người đó. Vì vậy, các chuyên gia chỉ ra rằng ngoại trừ Trương Phi thì không ai khác có thể đến đó cả.
Do đó, từ những điều trên cho thấy, nước cờ của Lưu Bị là hoàn toàn có cơ sở và sự tính toán kỹ lưỡng. Lựa chọn đúng người, đúng việc cũng là một yếu tố quyết định thành bại trên bàn cờ ch.ính tr.ị Tam Quốc.