Nhắc đến danh tướng thời Tam Quốc, người ta thường nhớ đến Quan Vũ “Qua 5 ải ch.ém 6 tướng” và Lã Bố với mệnh danh “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố”. Tuy nhiên chỉ vì những sai lầm của 2 võ tướng này lại khiến hậu thế giảm bớt đi sự yêu thích với họ. Còn với võ tướng này khi nhắc về ông thì sự nổi tiếng đến nay vẫn còn nguyên vẹn. 

Nói đến danh tiếng và địa vị trong lòng hậu thế thì Võ thánh Quan Vũ hơn hẳn Triệu Vân. Còn nếu so với khả năng bất khả chiến bại của Lã Bố thì có phần yếu hơn. Trên thực tế, với danh xưng “chiến thần”, rất ít võ tướng trong Tam Quốc có khả năng đơn đả độc đấu với Lã Bố.

Nhưng nếu xét về độ nổi tiếng thì Triệu Vân lại là người được yêu thích nhất Tam Quốc.

Triệu Vân trong “Tam quốc diễn nghĩa” gần như được xây dựng là một người hoàn hảo. Ông sở hữu gương mặt điển trai, võ công cao cường, chung tình và là mẫu người lý trưởng trong lòng phụ nữ. Hơn nữa, Triệu Vân bách chiến bách thắng, chưa từng biết nếm mùi thất bại là gì.

Bên cạnh đó, Triệu Vân được mệnh danh là ngôi sao hộ mạng của Lưu Bị. Mỗi lúc vị chủ tướng lâm vào hiểm nguy Triệu Vân đều bất ngờ xuất hiện trợ giúp và cứu giá. Điều này đã khiến Lưu Bị vô cùng trọng dụng Triệu Vân.

Đương nhiên, chúng ta phải thừa nhận, địa vị và danh tiếng của Triệu Vân trong lịch sử không giống như trong “Tam quốc diễn nghĩa”. Là một nhân vật lịch sử, Triệu Vân có thể nổi tiếng cho đến tận bây giờ chủ yếu dựa vào những nguyên nhân sau:

1. Triệu Vân có võ nghệ siêu quần, uy danh thiên hạ, kẻ đ.ịch vừa nghe thấy tên liền mất đi ý chí chiến đấu. 

Sau khi biết tin Chu Du qua đời, Gia Cát Lượng đã thân chinh lặn lội qua Giang Đông để viếng tang, mặc dù biết rõ quần hùng Giang Đông lúc này vì cái ᴄʜếᴛ của Chu Du mà ᴄăᴍ ʜậɴ đến tận xương tủy, tuy nhiên Giá Cát Lượng vẫn quyết dấn thân, thậm chí trong đám tang của Chu Du, ông còn tự lời vịnh một bài điếu tang thẫm đẫm nước mắt, khiến Đông Ngô từ quân quan đến Tôn Quyền không ai là không động lòng đau xót.

Lúc bấy giờ, các bộ binh của Chu Du đều muốn ɢɪếᴛ Khổng Minh nhưng vì có Triệu Vân mang ᴋɪếᴍ kề bên nên không dám ra tay. Mặc dù Triệu Vân dẫn theo 500 binh lính, nhưng chỉ mỗi ông đích thân hộ giá Gia Cát Lượng vào “hang cọp”, chư tướng Giang Đông thấy uy danh của Triệu Vân nên không ai dám manh động.

Trận Trường Bản được xem là trận đ.ánh thể hiện tài năng và sự quả cảm hơn người của Triệu Vân, là dấu ấn để ông làm nên tên tuổi của mình.

Vào năm 208 giữa hai thế lực là quân Thục Hán và Tào Ngụy, quân của Thục Hán bị đ.ánh cho tan tác, vô số binh tướng bên cạnh Lưu Bị bị đ.ánh tới thất linh bát lạc. Lúc này, vợ con của Lưu Bị cũng bị thất lạc, ông chỉ có thể đem theo Triệu Vân, Trương Phi, Gia Cát Lượng và một vài người khác chạy trốn.

Trong lúc nước sôɪ ʟửᴀ ʙỏɴɢ, quay đầu lại đã không thấy Triệu Vân đâu nên nhiều người đã cho rằng Triệu Vân ᴘʜảɴ ʙộɪ, tìm đường sang hàng Tào Tháo. Duy chỉ có Lưu Bị luôn tin tưởng Triệu Vân sẽ không ᴘʜảɴ ʙộɪ mình.

Quả đúng như vậy, thì ra Triệu Vân quay lại, xông vào vòng vây của quân Tào Ngụy để c.ứu vợ con Lưu Bị.

Tào Tháo thấy được sự dũng mãnh vô song của Triệu Vân, một mình một ngựa xông vào giữa hàng vạn quân đ.ịch, càng đ.ánh lại càng dũng, ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ không biết bao nhiêu binh tướng của mình.

Khi Tào Tháo hỏi danh tính, Triệu Vân đã dõng dạc: “Ta là Triệu Tử Long!”. Khoảnh khắc chứng kiến Triệu Vân một mình xông vào quân địch để tìm ᴋɪếᴍ vợ và con trai của Lưu Bị, Tào Tháo đã cảm thán rằng: “Ta cứ tưởng Lữ Bố là kẻ mạnh nhất rồi, không ngờ rằng sau khi hắn ᴄʜếᴛ, thiên hạ này lại xuất hiện một võ tướng còn lợi hại hơn cả hắn”.

Sau đó, khi cứu Hoàng Trung ở trận Hán Thủy, Triệu Vân đột phá vòng vây khiến Tào Tháo phải nhắc nhở quân binh không được khinh địch. Trương Cáp và Từ Hoảng bao vây Hoàng Trung, khi thấy Triệu Vân xuất hiện thì không dám nghênh chiến. Nên nhớ, hai người này đều nằm trong Ngũ tử lương tướng nức tiếng, thế mà lại sợ hãi Triệu Vân.

Trong trận Di Lăng, Lục Tốn đốᴛ ᴄʜáʏ liên doanh, Lưu Bị th.ảm bại phải tháo chạy. Quân Đông Ngô ᴛʀᴜʏ sáᴛ Lưu Bị, thế nhưng có Triệu Vân đến c.ứu giá, Lục Tốn đã cho quân thối lui.

2. Triệu Vân là người trung nghĩa, trung quân ái quốc. 

Trong trận Bàn Hà, Triệu Vân đầu quân cho Công Tôn Toản vì Viên Thiệu không có lòng trung quân ái quốc, c.ứu nước c.ứu dân.

Bên cạnh đó, Triệu Vân rất đề cao Lưu Bị. Sau khi Công Tôn Toản ᴄʜếᴛ, Triệu Vân đã không chọn phía có thực lực cao hơn như Viên Thiệu và Tào Tháo, mà lại vượt nghìn dặm tìm đến Lưu Bị và đầu quân trở thành thuộc hạ vì cho rằng Lưu Bị là người trung nghĩa.

Sau khi đi theo Lưu Bị, Triệu Vân đã đơn độc xông vào quân th.ù tìm kiếm con trai A Đẩu của chủ tử trong trận Trường Bản. Triệu Vân không chỉ là một hộ vệ chuẩn mực, mà còn là một đại tướng được người người trọng vọng.


Đồng thời, Triệu Vân còn có tầm nhìn xa trông rộng trong ch.ính tr.ị: Khi Lưu Bị khởi binh ph.ạt Ngô, Triệu Vân đã hết lời khuyên ngăn chứ không phải thuận tòng một cách bị động.

“G.iặc nước là Tào Tháo chứ không phải Tôn Quyền. Hơn nữa, nếu d.iệt được Tào Tháo, Tôn Quyền ắt phải thần phục. Hiện nay tuy Tào Tháo đã ᴄʜếᴛ, nhưng con là Tào Phi lại ᴄướᴘ ngôi nhà Hán. Chúng ta hãy thuận theo lòng dân hãy ch.iếm lấy Quan Trung, giữ chặt vùng thượng du Vị Thủy, Hoàng Hà mà thảo ᴘʜạᴛ ɴɢʜịᴄʜ ᴛặᴄ. Như vậy các nghĩa sĩ ở Quan Đông sẽ kéo nhau đến tiếp vương sư. Nay ta gạt Ngụy sang một bên để đ.ánh Ngô, chỉ sợ vừa mới đ.ánh nhau đã không sao rút ra nổi”

Tiếc là Lưu Bị không nghe theo, thân chinh khởi binh đ.ánh Ngô, để Triệu Vân ở lại giữ Hán Trung và nhận về cái kết ng.uy khó cho nhà Thục.

Đến năm 70 tuổi, ông còn muốn xả thân già làm tiên phong trong trận chiến.

Sau khi ch.iếm được Quế Dương, thái thú Quế Dương là Triệu Phạm đã dâng tặng một góa phụ xinh đẹp tuyệt trần cho Triệu Vân nhưng đã bị ông từ chối thẳng thừng. Điều này thể hiện Triệu Vân là người có phẩm hạnh trong sạch, không bị sắᴄ ᴅụᴄ và mỹ nữ làm mờ mắt.

Với tài năng võ nghệ cao cường, nhân phẩm ngay thẳng từ đầu đến cuối, Triệu Vân đã được lòng thiên hạ Tam Quốc và cả hậu thế, trở thành danh tướng được yêu thích nhất từ trước đến nay.

(Nguồn: Sohu)