Trước khi chết, Lã Bố nói 6 chữ này đầy thống thiết. Nếu được Tào Tháo nghe theo, có khả năng cục diện lịch sử Tam Quốc sẽ thay đổi hoàn toàn.

Lã Bố là ai?

Lã Bố hay còn gọi là Lữ Bố (164 – 199) là một trong những vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam Quốc. Tuy có sức lực xuất chúng và thiện chiến, Lã Bố không có tài mưu lược nên sau khi bại trận đã bị Tào Tháo bắt được và ra lệnh xử tử.

Lã Bố đã có sức khỏe phi thường từ những ngày còn nhỏ. Năm 11 tuổi, ông từng đánh bại một đại lực sĩ trong gia tộc. Vì vậy, dù được cho học đủ cầm kỳ thi thư, Lã Bố chỉ hứng thú võ thuật, vũ khí và nổi tiếng với tài này.

 

Sống trong một thời đại loạn, Lã Bố sớm được trọng dụng và từng đắc lực dưới trướng nhiều người như Đinh Nguyên, Đổng Trác, Viên Thuật, Viên Thiệu…

Lã Bố nói 6 chữ gì mà có thể làm đổi sử sách? Ảnh: Hà Nhuận Đông trong vai Lã Bố

Tuy nhiên, nhiều sử gia đánh giá Lã Bố là hạng “hữu dũng vô mưu”, phản trắc và háo sắc vì: Phản Đinh Nguyên theo Đổng Trác để đổi lấy con ngựa Xích Thố Lã Bố, sát hại Đổng Trác theo về với Vương Doãn vì mỹ nhân Điêu Thuyền. Tới khi cơ nhỡ, lưu lạc, được Lưu Bị cho nương tựa, Lã Bố tiếp tục trở mặt và nhân lúc Lưu Bị sơ hở mà chiếm giữ thành Từ Châu.

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến trái chiều rằng Lã Bố là người có nguyên tắc. Năm xưa khi đánh lén Từ Châu, vợ con Lưu Bị bị Lã Bố bắt nhưng không hề bị làm khó. Lã Bố cũng từng cứu mạng Lưu Bị khi bị tướng của Viên Thuật tấn công.

Lã Bố nói 6 chữ gì trước khi chết mà suýt làm thay đổi lịch sử?

Khi quân Tây Lương tấn công thành Trường An, Lã Bố đã bỏ trốn khi Vương Doãn hi sinh trong trận chiến. Sau khi bị Viên Thuật, Viên Thiệu từ chối tiếp nhận, Lã Bố đầu quân vào phe người anh em Trương Dương.

Tuy nhiên, Trần Cung – từng là mưu sĩ của Tào Tháo – đã lợi dụng Lã Bố để trấn thủ Duyện Châu. Trần Cung ở Duyện Châu câu kết với Trương Mạc làm loạn, lo sẽ không địch nổi Tào Tháo nên mới lợi dụng Lã Bố để thêm sự phòng vệ.

Tuy vậy, Tào Tháo vẫn thắng Trần Cung. Lã Bố phải ra đi và nương nhờ Lưu Bị. Ở đây, Lã Bố thừa cơ chiếm lấy Từ Châu và thu nạp Lưu Bị về dưới trướng mình.

Năm 197, Viên Thuật muốn liên thủ với Lã Bố, cho nên muốn để con trai mình lấy con gái Lã Bố làm vợ. Viên Thuật cử sứ giả Hàn Dận đi đón con gái của Lã Bố. Trần Khuê thấy vậy, lại khuyên Lã Bố liên minh với Tào Tháo để có lợi lớn hơn. Lã Bố tin lời Trần Khuê nên giết sứ giả của phía Viên Thuật.

Lã Bố nói 6 chữ này nhằm vào Lưu Bị?

Năm 198, Tào Tháo đích thân dẫn binh tấn công Lã Bố. Sau 3 tháng cầm cự và bị thuộc hạ phản bội, vị tướng kiêu hùng bị bắt sống trên thành Bạch Môn. Lúc này, Lã Bố nói rằng chỉ cần Tào Tháo để ông liên minh thì sẽ thành “hổ mọc thêm cánh”, đủ sức thâu tóm thiên hạ.

Khi Tào Tháo có ý xuôi theo và bỏ qua ý định triệt hạ Lã Bố, Lưu Bị bèn khuyên Tào Tháo không được để Lã Bố sống.

Trước khi chết, Lã Bố nói 6 chữ: “Thị nhi tối phả tin giả”, ý chỉ Lưu Bị là kẻ không đáng tin tưởng nhất. Ông cho rằng cả mình và Lưu Bị có cùng xuất thân, phải nên tìm đường lui cho nhau thay vì ám toán, triệt đường lui của đối phương. Lã Bố và Lưu Bị đều là người phương bắc, cũng như là cùng cha khác mẹ

Trước đó, vào năm 196, Viên Thuật cử binh lính chinh phạt thành của Lưu Bị. Lưu Bị biết chuyện đã cầu cứu Lã Bố. Tuy vẫn mưu tính muốn chiếm thành của Lưu Bị và e ngại ảnh hưởng đến bản thân, Lã Bố quyết định cứu nguy cho Lưu Bị và giảng hòa hai bên. Ông mang 1.000 quân bộ và 200 kỵ binh đến, đồng thời trổ tài bắn cung khiến tướng của Viên Thuật nể sợ mà lui. Lưu Bị nhờ vậy mà bảo toàn được tính mạng.

Sau tất cả, Lã Bố nói 6 chữ vừa rồi tuy phần nào bộc lộ sự mưu mô của Lưu Bị nhưng cũng chỉ là oán thán cá nhân, và vị tướng kiêu hùng vẫn mất mạng dưới tay Tào Tháo.

Nếu khi Lã Bố nói 6 chữ này và được Tào Tháo nghe theo, đề phòng Lưu Bị và không trừ khử Lữ Bố thì biết cục Tam quốc co thể đã rẽ sang hướng khác.

Lưu Bị tuy được người đời sùng bái, song là một người quỷ kế đa đoan, biết giấu cái ác rất tài. So với hai vị tướng có khí độ ngút trời là Tào Tháo, Lã Bố thì Lưu Bị biết cách lấy lòng người, từ từ đạt được tham vọng.