Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc.

Trong lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất, nhưng người ta không thể phủ nhận những gì mà Tào Tháo đã làm được. Hình tượng Tào Tháo được mô tả khá tiêu cực, đặc biệt là trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, thế nhưng tài năng và sự mưu lược của con người này đã để lại cho hậu thế những bài học vô cùng giá trị.

Tào Tháo là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Nếu là một fan của Tam quốc diễn nghĩa thì ai cũng biết, dù Tào Tháo đa mưu túc trí nhưng Tư Mã Ý mới thực sự là người chiến thắng trong Tam quốc, đặc biệt là khi có thể giấu tài của mình dưới trướng Tào Tháo khiến không ít người phải thán phục. Song, có thật là Tào Tháo không nhận ra dã tâm của Tư Mã Ý hay không?

Theo trang Sina, ban đầu, Tào Tháo phòng thủ mưu thần mọi lúc mọi nơi, Tư Mã Ý ngay cả cơ hội tiếp chuyện cũng không không có. Thậm chí, Tư Mã Ý cũng từng có lúc đưa ra ý kiến cho Tào Tháo nhưng không hề được Tào Tháo để tâm.

Có một lần, Tào Tháo và Tư Mã Ý cùng nhau nói chuyện. Khi kết thúc, Tư Mã Ý quay người rời đi thì đột nhiên Tào Tháo hét lớn lên 1 tiếng. Thì ra, Tư Mã Ý phút chốc lộ ra một đặc điểm “Lang cố chi tướng” (dáng trông giống con sói quay đầu lại nhìn phía sau).

Tư Mã Ý là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn (hay nhà Tấn) thay thế nhà Tào Nguỵ.

Trong dân gian Trung Quốc xưa có truyền tai nhau rằng, những ai có đặc điểm này, đầu có thể quay về phía sau mà vai không hề động đậy giống như sói, là những người có dã tâm không chịu khuất phục dưới sự chỉ huy của người khác.

Từ đó có thể thấy, khi Tào Tháo nhìn thấy đặc điểm này của Tư Mã Ý thì ông đã biết được con người này không phải là người chịu làm bề tôi, không toàn tâm toàn ý quan tâm đến chuyện phục vụ cho ông.

Đúng là mắt nhìn người của Tào Tháo thực sự có phần tinh tường. Vào cuối đời, Tư Mã Ý quả thật đã nắm giữ giang sơn nhà họ Tào. Tất nhiên, đây đều là chuyện về sau.

Nếu Tào Tháo đã nhận ra dã tâm lớn và bộ mặt nham hiểm xảo trá của Tư Mã Ý, vậy tại sao trước lúc lâm chung lại không giết Tư Mã Ý?

Tư Mã Ý (179 –251) tự Trọng Đạt, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn (hay nhà Tấn) thay thế nhà Tào Nguỵ.