Có thể ᴛʀᴜʏ sáᴛ Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền, mãnh tướng này quả không phải người tầm thường.

Vào những năm cuối của nhà Đông Hán, thiên hạ ʟᴏạɴ ʟạᴄ, anh hùng, hào kiệt khắp nơi nổi lên tranh cứ với giấc mộng làm bá chủ.

Trong đó, Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền là những chiến lược gia, đại diện quan trọng của 3 thế lực mạnh nhất là Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô thời Tam Quốc (220 – 280).

Mỗi vị quân chủ đều có trong tay nhiều mưu sĩ xuất chúng, mãnh tướng hơn người, góp phần làm nên một thời kỳ hào hùng và nổi tiếng trong lịch sử.

Dù có nhiều binh hùng tướng mạnh, lại đứng đầu những thế lực mạnh nhất Tam Quốc, thế nhưng cả Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền đều từng phải bỏ chạy vì bị người này ᴛʀᴜʏ sáᴛ.

Trương Liêu là một trong những võ tướng giỏi nhất dưới trướng của Tào Tháo.

Mãnh tướng này chính là Trương Liêu (169 – 222), người huyện Mã Ấp, Nhạn Môn, nay là Sóc Châu, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông được coi là một trong những vị tướng giỏi nhất của nước Tào Nguỵ thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Trương Liêu từng tham gia nhiều trận đ.ánh lớn, trong đó nổi tiếng nhất qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô.

Trước khi quy phục dưới trướng của Tào Nguỵ, Trương Liêu từng cả gan ᴛʀᴜʏ sáᴛ Tào Tháo khi mới 25 tuổi, sau đó là Lưu Bị năm 29 tuổi và Tôn Quyền khi ông 46 tuổi.

Đại chiến ở Bộc Dương, suýt khiến Tào Tháo m.ất m.ạng

Trương Liêu ban đầu là thủ hạ của Hà Tiến, một vị tướng của nhà Đông Hán. Tuy nhiên, sau khi Đổng Trác làm chủ ở Lạc Dương, Trương Liêu đi theo Đổng Trác. Năm 192, sau khi Đổng Trác bị Lã Bố ɢɪếᴛ, Trương Liêu lại theo Lã Bố.

Trong những năm theo Lã Bố, Trương Liêu từng ᴛʀᴜʏ sáᴛ Tào Tháo khi chỉ mới 25 tuổi và từ đó danh tiếng của ông bắt đầu nổi lên.

Đến mùa thu năm 193, Tào Tháo dẫn quân đ.ánh Đào Khiêm ở Từ Châu nhưng chưa hạ được. Sau đó, đến tháng 4 năm 194, Tào Tháo lại tiến đ.ánh lần thứ 2. Đúng lúc này, Lã Bố dẫn quân chiếm giữ đại bản doanh của Tào Tháo là Duyện Châu. Biết tin, Tào Tháo đành phải rút quân về để đ.ánh đuổi Lã Bố, củng cố lại địa vị và quyền lực của mình. Vì vậy, hai bên Tào Tháo và Lã Bố đã có trận đại chiến ở Bộc Dương.

Túc trí đa mưu nhưng Tào Tháo từng suýt m.ất m.ạng khi bị Trương Liêu và Lã Bố ᴛʀᴜʏ sáᴛ.

Cho rằng Lã Bố vô mưu, có ý coi thường nên Tào Tháo đã đích thân dẫn quân ᴛấɴ ᴄôɴɢ Bộc Dương. Kết quả, Tào Tháo bị trúng kế của Trần Cung nên đã bại trận ở Bộc Dương.

 

Đại quân của Tào Tháo bị thua to, doanh trại bị đốᴛ ᴄʜáʏ. Trong khi đó, bản thân Tào Tháo bị bỏng ở cánh tay trái, hơn nữa còn bị Lã Bố, Trương Liêu ᴛʀᴜʏ sáᴛ khắp nơi. Nếu không có sự bảo vệ của Điển Vi cùng nhiều tướng lĩnh khác, Tào Tháo có thể bị b.ắt sống và thậm chí m.ất m.ạng.

Khi ᴛʀᴜʏ sáᴛ Tào Tháo, Trương Liêu khi đó dù chỉ mới 25 tuổi nhưng rất có khí phách và vô cùng thiện chiến. Điều này chắc chắn để lại ấn tượng sâu đậm cho Tào Tháo. Đây cũng có thể là nguyên nhân quan trọng khiến Tào Tháo (một người nổi tiếng đa nghi) lại đồng ý tiếp nhận Trương Liêu sau thất bại của Lã Bố.

Mặt khác, do quý trọng nhân tài nên Tào Tháo đã dẹp bỏ hiềm khích cũ để trọng dụng Trương Liêu. Sau này, Trương Liêu cũng không phụ sự tin tưởng của Tào Tháo nên đã lập được nhiều chiến công hiển hách.

ᴛʀᴜʏ sáᴛ Lưu Bị

Lưu Bị cũng từng bị Trương Liêu ᴛʀᴜʏ sáᴛ.

Sau nhiều lần thất bại, Lã Bố tháo chạy khắp nơi và sau cùng tới Từ Châu để nương nhờ Lưu Bị. Việc tiếp nhận Lã Bố của Lưu Bị có thể được ví như dẫn “sói vào nhà”. Bởi sau đó Lã Bố trở mặt, ᴄướᴘ Từ Châu của Lưu Bị.

Hơn nữa, Lưu Bị còn bị Trương Liêu, tướng dưới trướng của Lã Bố đuổi ɢɪếᴛ. Cụ thể, vào năm 198, Trương Phi giả làm sơn ᴛặᴄ để đoạt ngựa của Lã Bố khiến Lã Bố nổi giận và quyết đ.ánh Lưu Bị. Giữa lúc rút chạy, đoàn người của Lưu Bị lại bị Trương Liêu ᴛʀᴜʏ sáᴛ. May lúc đó có Quan Vũ chặn lại, nếu không Lưu Bị và gia quyến khó có thể thoát thân. Khi ᴛʀᴜʏ sáᴛ Lưu Bị, Trương Liêu mới 29 tuổi.

ᴛʀᴜʏ sáᴛ khiến Tôn Quyền chạy trối ᴄʜếᴛ

Năm 215, trong lúc Tào Tháo đang dẫn quân chinh ph.ạt ở miền Tây, Tôn Quyền đưa 100.000 binh lính bao vây ᴛấɴ ᴄôɴɢ Hợp Phì. Lúc bấy giờ tình cảnh vô cùng ɴɢᴜʏ ʜɪểᴍ khi chỉ có khoảng 7.000 quân Tào cùng Trương Liêu, Lý Điển, Nhạc Tiến trấn thủ tại đây.

Tương quan lực lượng giữa hai bên quá chênh lệch khiến lòng quân h.oảng l.oạn, không còn ý chí chiến đấu. Thế nhưng mãnh tướng Trương Liêu (khi đó 46 tuổi) vẫn quyết tâm đ.ánh lui quân Đông Ngô. Ông chọn ra 800 binh lính tinh nhuệ, m.ổ trâu khao quân và sáng sớm ngày hôm sau xông ra ngoài giao chiến với quân Ngô.

Do bị đ.ột k.ích bất ngờ nên quân Ngô bị đ.ánh cho tơi tả. Trương Liêu sau đó về trấn thủ ở Hợp Phì. Hơn 10 ngày vây Hợp Phì nhưng không thể công thành, quân Ngô đành phải lui binh.

Toàn thắng ở Hợp Phì, Trương Liêu từng suýt lấy được mạng Tôn Quyền.

 

Tuy nhiên, lúc này Trương Liêu lại bất ngờ dẫn quân ᴛʀᴜʏ sáᴛ khiến nhiều tướng lĩnh phải liều mạng để bảo vệ Tôn Quyền. Mặc dù Tôn Quyền chạy thoát nhưng quân Ngô thì tổn thất nặng nề.

Đánh cho quân của Tôn Quyền chạy trối ᴄʜếᴛ, thậm chí suýt lấy mạng Tôn Quyền, có thể thấy rằng việc Tào Tháo tin tưởng, yêu thích Trương Liêu là hoàn toàn có cơ sở.

Trận đ.ánh “lấy ít địch nhiều” giữa quân Nguỵ và Ngô tại Hợp Phì đã trở thành chiến tích kinh điển trong cuộc đời binh nghiệp của Trương Liêu, khiến tên tuổi của ông vang khắp Tam Quốc.

Chính sử Tam Quốc chí xếp Trương Liêu vào nhóm “ngũ tử lương tướng” của nước Nguỵ.

Trương Liêu cũng chính là mãnh tướng duy nhất từng ᴛʀᴜʏ sáᴛ 3 vị quân chủ lẫy lừng là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền. So với hai lần ᴛʀᴜʏ sáᴛ Tào Tháo, Lưu Bị trước đó, lần đuổi ɢɪếᴛ Tôn Quyền có sự khác biệt lớn, khẳng định vị thế danh tướng của Trương Liêu thời Tam Quốc.

Bài viết tham khảo: Sohu, Sina, Baike