Vào năm 208, quân đội của 3 nhà lãnh đạo thời Tam Quốc là Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền đã có một trận chiến “long trời lở đất” ở Xích Bích.
Trận chiến này đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành thế “chân vạc” tam đại anh hào thời điểm đó. Nhiều người vẫn cho rằng chiến thuật dùng h.ỏa c.ông của liên minh Tôn – Lưu th.iêu ch.áy thủy quân Tào Tháo phụ thuộc vào yếu tố quyết định là “gió Đông” – tức quân đội Tôn – Lưu đã tận dụng được hướng gió thuận lợi để đánh bại quân Tào.
Nhưng có thực sự nếu không xuất hiện “gió Đông” thì liên quân này sẽ bất lực trước quân đội Tào Tháo đông gấp nhiều lần?
Chiến thuật h.ỏa c.ông đã quá nổi tiếng của Chu Du
Về mặt chiến thuật, với quân đội ít hơn hẳn Tào Tháo, liên quân của Tôn Quyền – Lưu Bị không thể đánh sòng phẳng với đối phương. Tôn Quyền khi quyết định chủ chiến với Tào Tháo đã phong Chu Du là Đô Đốc thống lĩnh toàn quân, Trình Phổ là phó Đô Đốc.
Quân Ngô với khoảng ba vạn quân đến đóng ở Phàn Khẩu cùng với quân của Lưu Bị, còn lại năm vạn quân tiến đến Xích Bích để nghênh chiến k.ẻ th.ù. Vào tháng 11 năm 208, hai bên đều có mặt ở Xích Bích, quân đội Tào Tháo chủ yếu là lính từ phương Bắc không thạo thủy chiến và thậm chí rất nhiều người còn say sóng.
Tào Tháo đã nối các chiến thuyền với nhau bằng xích sắt để tạo thành những khu vực chiến thuyền rộng lớn nhằm khắc phục tình trạng này và đây là điểm yếu chí tử nếu bị đối phương dùng h.ỏa c.ông tiến đánh.
Chu Du đã đề ra kế hoạch dùng h.ỏa c.ông để đánh vào thủy trại của Tào Tháo. Ban đầu là cho tướng Hoàng Cái dùng mưu đồ giả vờ gửi thư đầu hàng Tào Tháo, sau đó khi đội chiến thuyền của Hoàng Cái đến gần thủy trại quân Tào thì dùng l.ửa t.ấn c.ông, mở đầu cho cuộc đột kích của quân Ngô.
Mọi thứ đã diễn ra đúng như kế hạch, quân Tào vì dùng xích sắt nối các thuyền cho vững chắc nên khi bị bắt lửa đã khiến h.ỏa h.oạn ngày càng lan nhanh sang thủy trại. Sau đó, liên quân Tôn Lưu đổ bộ lên bờ, t.iêu d.iệt quân Tào đang tháo chạy trong hỗn loạn.
H.ỏa c.ông và gió Đông đã giúp Chu Du th.iêu ch.áy đối thủ được đông hơn về quân số
Khi ấy, một trong những nguyên nhân khiến l.ửa lan nhanh và khó bị dập tắt là bởi ở khu vực diễn ra trận đánh là mùa khô và ngày quân Tôn – L.ưu tiến đánh h.ỏa c.ông đang trong khoảng thời gian có gió Đông Nam (thường được gọi là “gió Đông”), quân Tào bị ngược gió nên phải chịu sự hủy d.iệt bởi “g.iặc l.ửa”.
Sau này các tiểu thuyết hay sử liệu cũng nói về tầm quan trọng, thậm chí thần thánh hóa vai trò của “gió Đông” như trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.
Nhà thơ nổi tiếng nhà Đường là Đỗ Mục trong một lần đi qua Xích Bích còn đưa gió Đông vào trong thi ca với câu thơ “Đông Phong Bất Dư Chu Lang Tiện – Đồng Tước Xuân Thâm Nhị Tỏa Kiều”. Tức nếu không có gió Đông giúp sức thì Chu Lang (ám chỉ Chu Du) đã không thể làm nên chiến công.
Tuy nhiên, trên thực tế gió Đông chỉ là một phần giúp sức cho liên quân Tôn – Lưu. Ngoài ra còn các yếu tố khác nữa khiến nhiều nhà sử học tin rằng ngay cả khi không có “gió Đông” thì quân Tào cũng sẽ gặp thất bại mà thôi.
Những khó khăn gần như không thể khắc phục của Tào Tháo
Quân Tào bị tổn thất bao nhiêu nhân mạng cũng là một con số mà đến nay chưa thể xác định chính xác dù chỉ là ước lượng vì nhiều nguồn sử liệu ghi khác nhau.
Trong “Tam Quốc chí” phần “Ngụy Thư – Quách gia truyện” có ghi lại rằng quân Tào tổn h.ại đến hơn một nửa. Và cũng khẳng định rằng có nhiều binh lính trong quân Tào đã mắc các loại bệnh dịch khó chữa. Vì thế Tào Tháo thậm chí còn phải đ.ốt một số chiến thuyền để tránh bị lây lan (người xưa coi việc h.ỏa th.iêu xác người bị bệnh truyền nhiễm và những nơi họ tiếp xúc nhiều là phương pháp để cách ly).
Cụ thể còn ghi rõ như sau: “Thái Tổ (tức chỉ Tào Tháo, ngay lúc còn ở Kinh Châu đứng trên cao nhìn xuống trại thủy quân thấy bệnh tình lan rộng, thuyền bị thiêu mà than rằng “quân tình ngoài các doanh trại tang thương, không ngờ đến mức thế này”.
Cũng trong “Tam Quốc chí” phần “Chu Du truyện” và “Giang Biểu truyện” viết rằng “lính Tào Tháo trong trận Xích Bích bị bệnh nhiều, nhiều thuyền bị đốt đi hoặc vài chiếc đơn lẻ chở binh lính bị bệnh tự động rút lui, bị quân của Chu Du bắt được”.
Như vậy, chính bản thân quân Tào cũng đã phải tự thiêu thuyền của mình trước khi giao chiến.
Bản thân Chu Du cũng đã phân tích 5 điểm yếu mà Tào Tháo sẽ khó khắc phục khi quyết định tham chiến ở phía Nam.
Thứ nhất, lính của Tào Tháo đa phần đến từ phương Bắc chỉ giỏi cưỡi ngựa giao tranh trên đồng bằng chứ không quen thủy chiến.
Thực tế Tào Tháo cũng biết điều này nhưng ông ta hy vọng lực lượng quân lính vừa đầu hàng ở Kinh Châu (gần Xích Bích) sẽ bù đắp được yếu điểm, bản thân Tào Tháo cũng khắc phục bằng yếu tố kĩ thuật khi nối các chiến thuyền vững chãi lại với nhau.
Thứ hai, đưa một lực lượng tướng lĩnh, binh lính và văn thần đi theo trên một đoạn đường dài từ phương Bắc xuống phương Nam, họ không hợp thổ dịa, di chuyển xa xôi, phát sinh bệnh dịch lớn khiến tinh thần của họ xa sút nghiêm trọng
Thứ ba, thời điểm hành quân đã sát mùa đông, lương thảo không nhiều, cây cỏ bắt đầu thưa thớt khiến các đoàn ngựa chiến vốn là chủ lực của quân Tào không đủ ăn. Không chỉ người mà ngựa cũng gặp dịch bệnh.
Thứ tư, Tào Tháo đã làm chủ gần như hoàng toàn phía Bắc nhưng vùng Tây Lương còn còn có Mã Siêu và Hàn Toại đe dọa, luôn sẵn sàng tấn công quân Tào. Khi Tào Tháo đi xa chắc chắn vẫn rất lo lắng về kẻ thù này sau lưng.
Thứ năm, quân đội của Tào Tháo có nhiều thành phần mới gia nhập từ Kinh Châu do con trai của người chủ cũ rất có uy tín ở Kinh Châu là Lưu Biểu đầu hàng. Lưu Biểu dù đã chết nhưng lòng quân vẫn chưa hoàn toàn hướng về Tào Tháo, tinh thần chiến đấu không được nhất quán.
Quân Tào tham gia trận Xích Bích tuy đông nhưng nội bộ vẫn còn những vấn đề chưa thể giải quyết (Ảnh: Baidu)
Theo các ghi chép lịch sử thì quân đội Tào Tháo có khoảng 24 vạn quân, trong đó có 16 vạn từ Thanh Châu (ở phương Bắc) còn có 8 vạn là lính thủy chiến mới ở Kinh Châu vừa đầu hàng.
Có thể thấy, quân Tào đã có dấu hiệu thua trận ngay cả khi chưa bước vào cuộc chiến, yếu tố “gió Đông” chỉ khiến cho thất bại này đến nhanh và đáng sợ hơn mà thôi. Trường hợp không có yếu tố này, quân Tào tuy đông nhưng cũ khó có thể tiến sau để duy trì một cuộc tiến công lâu dài bởi dịch bệnh và những vấn đề nội bộ.
Thậm chí nhà sử học Lã Tư Miễn (1884-1957) từng là trưởng khoa văn hóa và lịch sử tại Đại học Quang Hoa (Thượng Hải) từ năm 1926 cũng có quan điểm ủng hộ việc Tào Tháo sẽ dễ dàng thất bại. Cụ thể, ông đã nhận xét trong cuốn sách “Tam Quốc Sử Thoại” do chính ông chủ biên rằng: “Trận chiến Xích Bích, trên phương diện quân sự mà nói, Tào Tháo sẽ thất bại, thậm chí không cần xem xét nhiều thêm nữa”.
Còn trong cuốn “Bác Dịch Tam Quốc” (một cuốn sách luận về các tình thế Tam Quốc thông qua các phương pháp chơi của môn Cờ vây) viết năm 2009 của tác giả Triệu Dũng do Nhà xuất bản Xã hội Trung Quốc ấn hành thì phân tích rằng:
Tôn Quyền khi đứng trước nguy cơ bị đại quân đông hơn nhiều lần của Tào Tháo tiến xuống chinh phạt thì có ba phương án lựa chọn: Một là đầu hàng Tào Tháo, hai là tự mình đánh Tào Tháo, ba là liên minh với Lưu Bị để kháng Tào Tháo. Và Tôn Quyền sẽ không khó để lựa chọn việc sẵn sàng kết thân với Lưu Bị cùng nghênh chiến kẻ th.ù chung.
Tham Khảo: LISHIQW.COM, 52SHIJING.COM, KKNEWS.CC