Ngay cả khi biết tài năng thực sự của Gia Cát Lượng thì với bản tính kiêu ngạo của mình, ông vẫn chỉ “bằng mặt chứ không bằng lòng” với Ngọa Long tiên sinh.

Trong ba anh em Lưu Quan Trương, ngoại trừ Lưu Bị rất thân cận với Gia Cát Lượng, trong hai người còn lại thì Trương Phi lỗ mãng, Quan Vũ lại thâm trầm. Xét theo lý thì một người trí giả như Gia Cát Lượng sẽ phải thân thiết với Quan Vũ hơn nhưng thực tế không phải vậy, Khổng Minh lại rất trọng dụng Trương Phi và có phần nghi kị với Quan Vũ.

Có ý kiến cho rằng, người mà Gia Cát Lượng sợ nhất không phải Tào Tháo, cũng không phải Tư Mã Ý, mà là Quan Vũ.

Quan điểm này khiến không ít người cảm thấy mâu thuẫn, bởi Quan Vũ – trong vai trò lực lượng cốt lõi của tập đoàn Thục Hán, còn là mối đ.e d.ọ.a đối với Thục lớn hơn cả tập đoàn Tào Ngụy hay Tư Mã gia – đối thủ ngang cơ của Khổng Minh.

Tuy nhiên, việc Quan Vũ coi trọng Từ Thứ – là mưu sĩ của sứ quân Lưu Bị và không tài giỏi bằng Gia Cát Lượng được ví như “cái gai trong mắt” Gia Cát Lượng, khiến cho mối quan hệ giữa 2 người “bằng mặt mà không bằng lòng”.

Lý do nào khiến cho Quan Vũ trọng Từ Thứ đến vậy?

Quan hệ với Từ Thứ

Quan Vũ là người trượng nghĩa, dù xuất thân cơ hàn nhưng luôn mang trong mình nhiệt huyết. Nhờ không ngừng nỗ lực khổ luyện, ông trở thành người có võ nghệ cao cường.

Có kẻ ứ.c h.i.ế.p dân lành, Quan Vũ dùng một đ.a.o ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ. Bị quan binh tr.u.y n.ã, Quan Vũ liền trốn đến quận Trác, Hà Bắc, tình cờ gặp Lưu Bị và Trương Phi, để rồi dẫn đến câu truyện “kết nghĩa đào viên”!

Từ Thứ là có lòng nghĩa hiệp. Cũng như Quan Vũ, Từ Thứ xuất thân bần nông, từ nhỏ đã thích múa giáo, cầm gậy, sau này vì nhận tội thay bằng hữu mà bị quan phủ bắt giam. Tuy nhiên, bạn bè của Từ Thứ đều là người trượng nghĩa, họ nhân lúc trời tối mà cứu Từ Thứ, cùng nhau trốn thoát!

Những người quan trọng nhất bên cạnh Lưu Bị, ngoài Từ Thứ, cũng chỉ có người có khí chất lãnh đạo, có tính khí hào sảng là Quan Vũ ông mà thôi.

Trần Thọ đã tổng kết lại tính khí của họ trong “Tam Quốc”: “Quan Vũ và Trương Phi đều là “vạn nhân chi địch, vi thế hổ thần”(sức địch muôn người, hổ thần một thời).

Quan Vũ báo đáp Tào Công, Trương Phi thả Nghiêm Nhan vì nghĩa, họ đều mang khí phách của một nhân sĩ. Tuy nhiên, bản thân Quan Vũ lại kiêu ngạo vì quá mạnh, còn Trương Phi vì tính tình nóng nảy h.u.ng bạo mà không được trọng dụng, vì vậy mà dẫn đến thất bại, âu cũng là số mệnh. ”

Quan hệ với Lưu Bị

Trong lịch sử, Từ Thứ gặp Lưu – Quan – Trương sớm hơn Gia Cát Lượng ba năm, hơn nữa Từ Thứ lúc ấy vẫn còn là một hiệp khách.

Sau khi chiêu mộ được Gia Cát Lượng, Lưu Bị đối xử rất tốt với Gia Cát Lượng. Hơn nữa tiếng tăm của Gia Cát Lượng lúc đó cũng được nhiều người biết đến, còn được mệnh danh là Ngọa Long.

Việc Lưu Bị đối xử quá tốt với Gia Cát Lượng đã khiến Quan Vũ không vừa mắt? 

Các yếu tố trên chính là nguyên nhân khiến cho một người luôn tự hào về bản thân như Quan Vũ nảy sinh ý t.h.ù địch với Gia Cát Lượng và có phần nghe theo Từ Thứ nhiều hơn.

Tìm hiểu thêm trong “Tam quốc diễn nghĩa” cũng sẽ thấy, hầu hết các tình tiết đều giống như trên, ngoài ra có thêm hai tình tiết nữa.

Thứ nhất, khi Tư Mã Huy tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị, ông ta nói rằng Gia Cát Lượng giỏi hơn Quản Trọng và Nhạc Nghị, nhưng Quan Vũ lại cho rằng hai người này là danh nhân thời Xuân Thu và Chiến Quốc, khen Gia Cát Lượng như vậy có phải hơi quá không.

Sau khi mời Gia Cát Lượng về, Lưu Bị đối đãi với Gia Cát Lượng rất kính nể, hai người bàn chuyện ngày đêm, hầu như không để ý đến Quan Vũ cùng Trương Phi.

Việc này khiến hai người họ ghen tị, dù sao họ cũng là anh em đã theo Lưu Bị nhiều năm. Hơn nữa, khi ʜỏᴀ ᴛʜɪêᴜ gò Bác Vọng, Lưu Bị đã giao lại binh phù cho Gia Cát Lượng, ông hoàn toàn tin tưởng và tín nhiệm Gia Cát Lượng. Trong khi đó, Quan Vũ và Trương Phi vẫn nghi ngờ liệu Gia Cát Lượng có thực sự tài giỏi như vậy không?

Theo các ghi chép lịch sử, là người đứng đầu trong hàng ngũ võ tướng của Thục Hán, mối quan hệ của Quan Vũ và lãnh đạo của nhóm văn thần, mưu sĩ như Khổng Minh tuy chưa từng có xung đột nhưng chung quy cũng không tốt đẹp.

Quan Vũ dù dốc lòng bồi dưỡng binh lính và chăm lo cho bách tính, nhưng lại rất kiêu ngạo và không có lòng kính trọng kẻ sĩ. Theo nhận định của tờ Sina, coi thường văn nhân là quan niệm đã “thâm căn cố đế” trong đầu võ tướng này.

Trên đây chính là những lý do khiến Quan Vũ không phục tùng Khổng Minh. Về sau, ngay cả khi biết tài năng thực sự của Gia Cát Lượng thì với bản tính kiêu ngạo của mình, ông vẫn chỉ “bằng mặt chứ không bằng lòng” với Ngọa Long tiên sinh.