Nếu Tào Tháo tự hào với lực lượng Hổ Báo Kỵ dũng mãnh, thì Gia Cát Lượng cũng tự tin với lực lượng thiện chiến Vô Đương phi quân do ông gây dựng.
Hổ Báo kỵ
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa gần như không hề nhắc tới đội quân tinh nhuệ mang tên Hổ Báo kỵ. Nhưng nhiều sử liệu vẫn lưu lại không ít thông tin, trong đó tiêu biểu là Tam quốc chí và Ngụy thư.
Sở dĩ đội quân ấy có tên là Hổ Báo kỵ, bởi nhóm binh lính này sở hữu sức chiến đấu vô cùng mạnh mẽ, khi tác chiến dũng mãnh chẳng khác nào hổ báo.
Ngụy thư ghi lại, đội quân này “đều là những người kiêu duệ trong thiên hạ, hoặc từ trăm người mới chọn được một”. Từ đó có thể thấy, Hổ Báo kỵ là đội quân tập hợp toàn các cao thủ.
Hổ Báo Kỵ là đội quân tuyển chọn toàn các cao thủ. (Ảnh minh họa).
Những danh tướng mạnh nhất dưới trướng Tào Ngụy đều bước ra từ “lò đào tạo” nghiêm ngặt của Hổ Báo kỵ. Trong đó có 8 vị tướng nổi tiếng được mệnh danh là “Bát Hổ kỵ” từng được nhắc tới trong Tam quốc chí, bao gồm: Hạ Hầu Uyên, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Thượng, Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Tào Chân, Tào Tu.
Đây là minh chứng khẳng định Hổ Báo kỵ sở hữu đội hình chiến đấu cực mạnh, thậm chí là nhóm quân đứng đầu Tam quốc thời bấy giờ.
Cái tên Hổ Báo kỵ xuất hiện lần đầu tiên trong quyển Tam quốc chí của Trần Thọ là đầu năm Kiến An thứ 9, trong cuộc chiến giữa Tào Tháo và Viên Đàm ở Nam Bì. Cuộc chiến Nam Bì với Viên Đàm thực chất là cực kỳ gian khổ.
Tào Tháo từng có ý định bỏ cuộc, tuy nhiên, Tào Thuần kiên quyết muốn ᴛấɴ ᴄôɴɢ. Tào Thuần thống lĩnh đội Hổ Báo kỵ bao vây Nam Bì. Đội Hổ Báo kỵ ᴛấɴ ᴄôɴɢ quyết liệt, quân Viên Đàm bại trận. Đó chính là lần lập công đầu tiên của đội quân trứ danh này.
Tiếp đó, vào năm Kiến An thứ 12 khi quân Tào ngược lên phía bắc chinh phạt các bộ tộc Ô Hoàn của Hung Nô, chính đội Hổ Báo kỵ do Tào Thuần thống lĩnh đã ᴄʜéᴍ đầᴜ thiền vu của Ô Hoàn là Đạp Đốn ngay trên chiến trường.
Với lực lượng quân đội tinh nhuệ nhất là Hổ Báo kỵ, Tào Tháo đã ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ gần như hoàn toàn quân số của đối thủ lớn nhất của mình là Viên Thiệu, tiến tới đánh bại nốt các thế lực chống đối ở Trung Nguyên, tạo điều kiện xây dựng nên nhà Tào Ngụy, đồng thời chấm dứt thời kỳ tiền Tam quốc.
Tiếp đó, khi Tào Tháo lấy 5,000 quân tinh nhuệ, sai em họ là Tào Thuần cùng hàng tướng Văn Sính chỉ huy cùng đi, cấp tốc đuổi theo Lưu Bị chính là đội Hổ Báo kỵ lừng danh. Khi truy kích Lưu Bị ở dốc Trường Bản đội Hổ Báo kỵ phải truy kích đối phương một quãng đường rất dài “một đêm vượt 300 dặm”. Đủ thấy tính cơ động và khả năng chiến đấu của đội quân này mạnh mẽ tới mức nào.
Hổ Báo Kỵ là nỗi kh.iếp s.ợ trên chiến trường. (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, theo sử liệu Trung Quốc, Mã Siêu “dùng sức một châu đối đầu với toàn bộ Tào Ngụy tất cả dựa vào Tây Lương thiết kỵ”, đủ thấy sức mạnh của lực lượng này. Tuy nhiên, Tây Lương thiết kỵ vẫn không địch lại sức mạnh khủng khiếp của đội Hổ Báo Kỵ của họ Tào.Có thể thấy Tào Tháo tận dụng Hổ Báo kỵ một cách rất thông minh.
Vị quân chủ này thường tung ra nhóm binh sĩ tinh nhuệ nhất của mình ở vào thời điểm mấu chốt nhất.Bên cạnh đó, sử liệu còn lưu lại một chi tiết khác chứng minh tầm quan trọng của Hổ Báo kỵ. Sau khi Tào Thuần mất, Tào Tháo đã đích thân làm thống lĩnh của đội quân này cho đến lúc qua đời.
Việc này khẳng định, Tào Tháo rất mực coi trọng vai trò của Hổ Báo kỵ nên mới đưa ra quyết định trực tiếp chỉ đạo đội quân tinh nhuệ nhất của mình.
Vô Đương phi quân
Năm 225, sau chiến dịch chiến dịch ᴛấɴ ᴄôɴɢ vào vùng Nam Trung, Gia Cát Lượng đã tận dụng sức chiến đấu của các tộc người thiểu số miền Nam để xây dựng đội quân tinh nhuệ đặc biệt, mang tên Vô Đương phi quân.
Gia Cát Lượnglà người xây dựng ra đội quân Vô Đương phi quân. (Ảnh minh họa).
Đội quân tinh nhuệ Vô Đương phi quân được sử sách Trung Quốc ghi nhận và thể hiện được năng lực chiến đấu vượt trội, thông qua các cuộc chiến của nhà Thục Hán.
Theo sử liệu ghi lại, chiến binh Vô Đương phi quân “thân mặc thiết giáp, có thể dời non vượt núi, giỏi dùng cung nỏ, t.ên đ.ộc, đặc biệt tinh nhuệ trong tác chiến phòng ngự”.
Trong cuộc Bắc phạt ra Kỳ Sơn lần đầu tiên của Gia Cát Lượng, quân Thục do Mã Tốc làm chủ soái giao chiến với tướng Ngụy Trương Cáp ở Nhai Đình. Mã Tốc sai lầm khiến quân Thục thảm bại.
Gia Cát Lượng ra lệnh cho Vô Đương phi quân do Vương Bình thống soái, đánh đoạn hậu, yểm trợ cho quân Thục rút lui khỏi chiến trường. Đây được xem là chiến công nổi bật, giúp Thục Hán tránh được kết cục toàn quân bị ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ.
Năm 231, Gia Cát Lượng khởi binh Bắc phạt lần thứ 4, lệnh cho Vương Bình làm phó soái đồn trú ở Nam Vi. Đích thân Gia Cát Lượng chỉ huy đội quân chủ lực vây Tư Mã Ý ở Kỳ Sơn.
Trước sức é.p của Gia Cát Lượng, và bị các tướng lĩnh dưới quyền thúc giục, Tư Mã Ý buộc phải điều Trương Cáp thống lĩnh đại quân ᴛấɴ ᴄôɴɢ Vương Bình.
Vô Đương phi quân do Vương Bình chỉ huy chỉ có 3.000 người, trong khi quân Ngụy đông gấp 20 lần. Nhưng các chiến binh tinh nhuệ đã “liều ᴄʜếᴛ chiến đấu”, khiến đối phương rơi vào bế tắc.
Không để cho quân Ngụy kịp rút lui, Vô Đương phi quân chuyển sang phản kích, tiền hậu giáp công, khiến đại binh do Trương Cáp chỉ huy thất bại nặng nề.
Dù chiến dịch Bắc phạt lần 4 không đem lại thành công, nhưng các học giả Trung Quốc đánh giá, đây là lần đầu tiên quân Thục “giành được ưu thế” trước quân Ngụy, nhờ vào Vô Đương phi quân.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Vô Đương phi quân chủ yếu được huy động để đập tan của cuộc tạo ph.ản của dân tộc miền núi. Năm 240, quân Thục đồn trú ở Hán Gia (Tứ Xuyên) thiệt h.ại nặng nề bởi ph.ản l.oạn, tướng trấn thủ ᴄʜếᴛ trận.
Thục Hán phải huy động Vô Đương phi quân đến kiểm soát tình hình. Vô Đương phi quân khi đó đã bước sang thế hệ thứ hai hoặc thứ ba. Tuy thiện chiến nhưng với quân số ít ỏi, Vô Đương phi quân hầu như không thể làm thay đổi cục diện Tam quốc, vốn ngày càng nghiêng về nhà Ngụy.
Cái kết của Vô Đương phi quân vô cùng bi th.ảm. Đó là thời điểm diễn ra cuộc Bắc phạt thứ 8 trong 9 lần đánh Ngụy của Khương Duy, người kế tục Gia Cát Lượng.
Cũng đảm nhiệm trọng trách yểm trợ quân chủ lực rút lui, tướng Trương Nghi, tư lệnh cuối cùng chỉ huy Vô Đương phi quân thống lĩnh 5.000 binh sĩ quyết t.ử chiến.
Vô Đương phi quân chịu thiệt h.ại nặng nề. Mặc dù sau đó, Thục Hán xây dựng lại lực lượng Vô Đương phi quân mới nhưng thực tế lực lượng này gần như không còn tồn tại.
Không chỉ có Hổ Báo kỵ và Vô Đương phi quân thời Tam quốc còn xuất hiện nhiều đội quân thiện chiến và tinh nhuệ khác.
Còn tiếp…
Quốc Tiệp (t/h)