Vì không nghe theo lời khuyến cáo của Gia Cát Lượng mà Mã Tắc đánh mất Nhai Đình, gián tiếp khiến chiến dịch phạt Bắc lần thứ nhất thất bại.

Vì không nghe theo lời Gia Cát Lượng mà Mã Tắc đánh mất Nhai Đình một cách dễ dàng.

Mã Tắc là một đại tướng nhà Thục Hán vào những giai đoạn sau của thời Tam Quốc, được xem là một quân bài chiến lược trong tay Gia Cát Lượng. Tuy nhiên vì không nghe theo lời khuyến cáo của Gia Cát Lượng mà đánh mất Nhai Đình, gián tiếp cản trở chiến lược phạt Bắc, đẩy nhanh quá trình sụp đổ của nhà Thục Hán.

Sai lầm quá lớn khiến Mã Tắc không thể thoát khỏi quân lệnh, Gia Cát Lượng cũng đành nuốt nước mắt xử trảm Mã Tắc. Cần biết rằng Gia Cát Lượng chính là ân sư của Mã Tắc và xem đây sẽ là người kế cận mình, thế nên ai cũng có thể thấu hiểu được sự giằng xé trong nội tâm của vị Thừa tướng nhà Thục Hán.

Sai lầm quá lớn khiến Gia Cát Lượng không thể tha chết cho Mã Tắc.

Mã Tắc kỳ thực không phải là người vô mưu, chỉ là thường xuyên ở bên cạnh Gia Cát Lượng, chưa từng độc lập tham gia một cuộc chiến lớn nào, nên thiếu kinh nghiệm dẫn binh đánh trận.

Ngoài ra, thời điểm này Gia Cát Lượng không còn ai khác có thể sử dụng, mỗi vị tướng đều đã được phân công nhiệm vụ riêng, trong khi Mã Tắc cũng là người có kiến thức, vì vậy mà Gia Cát Lượng mới để Mã Tắc làm Tổng chỉ huy trấn thủ Nhai Đình.

Chỉ tiếc Mã Tắc lại tự cho mình là thông minh, không theo lời Gia Cát Lượng là đóng doanh trại ở đường cái gần sông, mà lại mang quân đóng trên núi vì cho rằng “trên núi đánh xuống thế như chẻ tre”. Cuối cùng quân sĩ trên núi hoảng loạn thiếu nước, cuối cùng bị quân Ngụy đánh bại, Nhai Đình thất thủ.

Vậy giả sử thay Mã Tắc bằng Triệu Vân hay Ngụy Diên đi trấn thủ Nhai Đình thì kết cục sẽ ra sao?

Nếu Triệu Vân trấn thủ Nhai Đình thì cuộc chiến sẽ căng thẳng hơn rất nhiều.

Nếu là Triệu Vân dẫn binh đến Nhai Đình, chắc chắn sẽ theo lời Gia Cát Lượng hành sự, đóng quân ở đường cái gần sông. Khi đại quân của Tư Mã Ý đến đây, chắc chắn cũng sẽ cảm nhận được cuộc chiến khó khăn hơn rất nhiều.

Thế nhưng khó khăn không có nghĩa Tư Mã Ý sẽ bỏ qua Nhai Đình. Triệu Vân mặc dù y lệnh hành sự, nhưng binh mã trong tay lại không nhiều. Tư Mã Ý muốn lấy Nhai Đình tất sẽ chia quân 3 hướng Đông – Tây – Bắc không ngừng công kích Triệu Vân. Nhai Đình cuối cùng chắc chắn vẫn sẽ thất thủ, chỉ là cuộc chiến sẽ căng thẳng và mất nhiều thời gian hơn mà thôi.

Vậy nếu đổi sang đại tướng thiện chiến Ngụy Diên thì sao? Với tài cầm quân và kinh nghiệm trận mạc, có thể nói Ngụy Diên không hề thua kém Triệu Vân, Gia Cát Lượng. Ngay cả Tư Mã Ý cũng phải khen ngợi tài năng của Ngụy Diên.

Ngụy Diên là mẫu tướng thích chủ động tấn công hơn phòng thủ.

Tuy nhiên, Ngụy Diên lại là mẫu tướng quân thích chủ động tấn công, không thích phòng ngự. Vì vậy Ngụy Diên tất sẽ để lại Vương Bình trấn thủ Nhai Đình, còn mình sẽ dẫn tinh binh đi thăm dò hoặc đánh du kích quân Ngụy. Thế nhưng với lực lượng ít hơn cùng với địa hình vùng núi hiểm trở, rất khó để Ngụy Diên có thể đánh hạ quân Ngụy từ trên núi, song Nhai Đình lại có thể ở trong tay quân Thục một thời gian dài.

Nhưng sau cùng, Nhai Đình vẫn sẽ bị rơi vào tay quân Ngụy. Nói cách khác, Nhai Đình ngay từ đầu đã là tử địa bởi sự trọng yếu của khu vực này. Chỉ có điều Gia Cát Lượng là một nhà quân sự kiệt xuất, nếu đối diện với một thế cục không thể tránh khỏi, ông sẽ lựa chọn cái giá nhỏ nhất để đánh đổi, mà Mã Tắc, chính là “cái giá nhỏ nhất” đó!