Vậy đâu là lý do khiến Tào Tháo phải ᴍạᴏ ʜɪểᴍ tính mạng như vậy ngay cả khi có trong tay vô số nhân tài?
Cuối thời Đông Hán và giai đoạn Tam quốc, là quãng thời gian đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng thời kỳ này được phác họa với ảnh hưởng nặng nề của quan niệm văn hóa dân gian Trung Quốc.
Trong số đó có Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vũ của nhà Thục Hán, Chu Du của nhà Đông Ngô và Tào Tháo, người đặt nền móng cho sự hình thành nhà Ngụy. Nhìn lại các nhân vật lịch sử nổi lên vào thời Tam Quốc, không khó để nhận thấy Tào Tháo là một trong số ít những tên tuổi nổi bật hơn cả.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, Tào Mạnh Đức lúc sinh thời là một người hết sức xuất chúng. Cũng bởi vậy mà ông mới có thể một tay gây dựng nên bá nghiệp vào giữa thời l.oạn thế.
Đặc biệt, Tào Tháo còn là một người rất có thiên phú trên phương diện phát hiện và trọng dụng nhân tài. Vì thế dưới trướng của ông luôn có không ít thủ hạ xuất chúng, đặc biệt hàng ngũ võ tướng tài năng và tên tuổi.
Thế nhưng ngay cả khi sở hữu trong tay tập đoàn hổ tướng khét tiếng này, Tào Tháo vẫn thường tự mình dẫn quân đ.ánh trận, tự thân xông pha và h.iểm cảnh. Thậm chí trong nhiều lần tham gia chiến đấu, ông còn là người tiên phong xông lên liều mình với quân đ.ịch.
Vậy liệu rằng đâu là lý do khiến vị quân chủ họ Tào ấy phải ᴍạᴏ ʜɪểᴍ tới vậy? Theo chuyên trang phân tích lịch sử Qulishi (Trung Quốc), đáp án của câu hỏi này có thể gói gọn trong 3 nguyên nhân dưới đây.
Nguyên nhân thứ nhất: Tự mình xung trận là điều nên làm trong thời điểm bấy giờ
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Sinh thời, Tào Tháo từng nắm trong tay quyền hành rất lớn, lại sở hữu địa vị cao trong xã hội. Với vị thế như vậy, ông vốn dĩ không cần phải ᴍạᴏ ʜɪểᴍ tính mạng của mình để xông pha nơi trận mạc.
Thế nhưng thời đại bấy giờ là giai đoạn quần hùng thi nhau tranh bá, nội bộ triều đình rối ren, biến cố, ch.iến l.oạn xảy ra không ngừng.
Tào Tháo năm xưa vốn là một trong số ít những người đầu tiên nói lên khát vọng bình thiên hạ. Vì vậy nếu ông không xung trận làm gương thì khó có được sự tin phục của thủ hạ, càng khó có được sự thừa nhận từ người đời.
Đây có thể xem là một trong những lý do khiến Tào Mạnh Đức dù sở hữu cả một tập đoàn tướng lĩnh đông đảo nhưng hầu như mỗi lần ra trận đều tự mình mang binh, thậm chí nhiều khi còn chủ động tiên phong trên chiến trường khốc liệt.
Nguyên nhân thứ hai: Tào Tháo trực tiếp ra trận xuất phát từ tình thế bắt buộc
Nhìn tới hai chữ “bắt buộc”, nhiều người sẽ không khỏi tỏ ra nghi ngờ đối với luận điểm này. Đây cũng là điều không hề khó hiểu, bởi Tào Tháo khi ấy nắm trong tay quyền thế khuynh đảo, ngay tới Hoàng đế cũng không cách nào sánh được.
Dưới thế cục như vậy, liệu rằng ai có đủ khả năng để é.p một người như Tào Mạnh Đức phải liều mình ra trận?
Trên thực tế, yếu tố tạo sức é.p khiến Tào Tháo phải trực tiếp ra chiến trường không đến từ một cá nhân nào mà xuất phát từ sự bắt buộc của tình thế.
Mặc dù dưới trướng của ông có không ít tướng lĩnh tiếng tăm, thế nhưng theo nhận định của Qulishi, những người này tuy có kinh nghiệm đ.ánh trận, nhưng lại rất ít ai có được cả năng lực dẫn binh và khả năng chinh ph.ạt.
Trong khi đó, muốn có được những lợi thế nhất định trên chiến trường, một trận doanh phải có được sự sắp đặt ổn thỏa giữa các giai đoạn, đồng thời cần có sự sắp xếp ổn định để mọi đội ngũ có thể phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.
Muốn đạt được những điều này, trận doanh ấy cần có một người sở hữu đầy đủ uy vọng, địa vị và tài năng khiến cho toàn bộ tướng lĩnh cảm thấy tin phục. Người đó đồng thời phải hiểu rõ toàn bộ đội ngũ của mình, nếu không đạt tới những cảnh giới ấy thì khó có thể được xem là “soái tài”.
Vào thời điểm bấy giờ, để tìm được một người toàn tài như vậy trong trận doanh của Tào thị vốn là điều vô cùng khó khăn. Nhìn tổng quan cả tập đoàn ch.ính tr.ị của gia tộc này, người hiếm hoi phù hợp với tất cả những yêu cầu nói trên cũng chỉ có một mình Tào Tháo.
Do đó, việc ông phải trực tiếp lâm trận trong mỗi cuộc chiến phần nào cũng bởi vì tình thế é.p buộc.
Nguyên nhân thứ ba: Để có thể đặt nền móng vững chắc cho Tào thị, việc Tào Tháo phải ᴍạᴏ ʜɪểᴍ là điều nhất thiết
Theo ý kiến của Qulishi, hai nguyên nhân phía trên chưa hẳn là lý do chủ chốt nhất khiến Tào Tháo phải tự mình cầm quân, lâm trận.
Theo đó, Tào Mạnh Đức năm xưa sở dĩ lựa chọn tiếp tục đảm nhiệm chức Thừa tướng chứ không vội soán ngôi, ngoài mặt là vì muốn có được sự ủng hộ và tín nhiệm của mọi người, mặt khác lại muốn gây dựng nền móng vững chắc để ᴄướᴘ lấy vị trí của người thống trị vào một ngày không xa.
Để có thể đạt được mục đích này, ông cần thực hiện được 2 điểm mấu chốt.
Thứ nhất: Nắm chắc trong tay toàn bộ binh quyền của vương triều.
Thứ hai: Có được đội ngũ thân tín là những nhân tài xuất chúng thực sự.
Vì thế, nếu Tào Tháo không trực tiếp tham gia chỉ huy và đ.ánh trận, người thống trị lúc bấy giờ khó có thể an tâm đem binh quyền giao vào tay ông.
Một khi không nắm chắc trong tay binh quyền, các tướng sĩ dưới quyền càng khó có thể cảm thấy tin phục và nghe theo sự điều khiển của nhân vật này.
Vì vậy, việc Tào Tháo lựa chọn tự mình ra trận tuy có phần ᴍạᴏ ʜɪểᴍ, nhưng suy cho cùng vẫn là một quyết định đúng đắn để gây dựng nền móng vững chắc cho cơ đồ bá nghiệp của Tào thị về sau.
*Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc)