Từng đẩy lui tới cả ngàn binh lính tinh nhuệ, nhân vật không mấy nổi danh này lại được coi là “đệ nhất mãnh tướng Tam quốc”, còn được đánh giá cao hơn cả Triệu Vân và Lữ Bố.
Thời đại Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa được biết tới là giai đoạn quần hùng tranh bá, cũng là thời kỳ đã từng sản sinh ra không ít võ tướng tài ba, uy dũng.
Thế nhưng trong lớp lớp những chiến tướng ấy, ai mới thực sự xứng đáng với danh hiệu “đệ nhất mãnh tướng Tam Quốc”?
Khi bàn luận về đáp án của câu hỏi này, có nhiều người sẽ nhớ tới một câu thơ nổi tiếng từng lưu truyền trong dân gian từ lâu:
“Một Lữ, hai Triệu, ba Điển Vi
Bốn Quan, năm Mã, sáu Trương Phi”.
Tuy nhiên ít ai biết rằng, ngoài những nhân vật quen thuộc như Lữ Bố, Triệu Vân hay Quan Vũ, còn có một chiến tướng khác dù chẳng mấy nổi danh nhưng lại sở hữu võ lực và tinh thần anh dũng không hề kém cạnh.
Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, vị võ tướng này hoàn toàn có thể “vượt mặt” những tên tuổi nổi tiếng kể trên và xứng đáng được xem là đệ nhất mãnh tướng thời Tam Quốc. Nhân vật tài năng nhưng lại vô tình bị lịch sử quên lãng ấy chính là danh tướng Văn Ương.
Giai thoại về vị tướng trẻ từng “đơn thương độc mã” đẩy lui tám ngàn quân tinh nhuệ
(Ảnh minh họa: Internet)
Văn Ương (? – 291), tên Văn Thục, tự Thứ Khiên, tên lúc nhỏ là Ương, người huyện Tiếu, nước Bái, là tướng lĩnh cuối thời Tam Quốc, đầu thời Tây Tấn.
Theo ghi chép của một số tài liệu lịch sử, Văn Ương vốn là một trong những người con thứ của Thứ sử Dương Châu, Tiền tướng quân Văn Khâm thuộc nước Ngụy. Ông từng cùng cha mình trấn thủ thành Dương Châu chống lại cuộc 𝚝𝚊̂́𝚗 𝚌𝚘̂𝚗𝚐 từ quân Ngô.
Vào giai đoạn gia tộc họ Tào còn nắm quyền, Văn Khâm từng là một trong những thân tín của Đại tướng quân Tào Sảng. Sau này Tào Sảng bị Tư Mã Ý 𝚕𝚊̣̂𝚝 đ𝚘̂̉, gia tộc họ Văn mất đi chỗ dựa nên đã tỏ ra bất mãn với những người thuộc dòng họ Tư Mã.
Tới năm 254, Tư Mã Sư chính thức phế Ngụy đế Tào Phương và thành lập Tấn triều, cha con Văn Khâm – Văn Ương vì không phục nên đã theo Vô Khâu Kiệm 𝚍𝚊̂́𝚢 𝚋𝚒𝚗𝚑 𝚕𝚊̀𝚖 𝚙𝚑𝚊̉𝚗. Cũng trong bối cảnh chính trị phức tạp này, năng lực xuất chúng của Văn Ương đã được bộc lộ một cách trọn vẹn.
(Ảnh minh họa: Internet)
Năm 256, cha của Văn Ương là Văn Khâm đã cùng Vô Khâu Kiệm, Trịnh Dực, Lữ Tuyên… làm giả chiếu thư của Thái hậu để 𝚝𝚘̂́ 𝚌𝚊́𝚘 10 tội trạng của Tư Mã Sư và khởi binh tại Thọ Xuân.
Trước động thái của phe đối địch, Tư Mã Sư đã âm thầm dẫn binh tới Nhạc Gia hòng 𝚝𝚒𝚎̂𝚞 𝚍𝚒𝚎̣̂𝚝 những người chống lại mình. Đối mặt với tình thế này, Văn Ương khi ấy mới 18 tuổi đã đề xuất kế sách chủ động 𝚝𝚊̣̂𝚙 𝚔𝚒́𝚌𝚑 𝚚𝚞𝚊̂𝚗 đ𝚒̣𝚌𝚑 để giành lợi thế.
Theo đó, cha con Văn Khâm – Văn Ương mỗi người đã dẫn theo một nhánh binh, chia làm hai đường để thừa dịp đ𝚊́𝚗𝚑 𝚞́𝚙 Tư Mã Sư trong đêm.
Theo ghi chép của “Ngụy Thị Xuân Thu”, Văn Ương là người đến doanh trại của quân Ngụy trước. Khi đó, ông đã nổi trống ầm ĩ, gọi thẳng tên của Tư Mã Sư khiến quân địch không khỏi chấn động.
Tư Mã Sư lúc ấy đang mắc bệnh, có tật ở mắt, bị Văn Ương làm 𝚔𝚒𝚗𝚑 𝚜𝚘̛̣ tới nỗi vết thương vỡ ra nhưng vẫn phải ôm đầu mà chịu vì sợ lòng quân rối loạn.
Cả đêm hôm đó, Văn Ương tiến lui trong “hang cọp” tự nhiên như chỗ không người, cho dù là tinh binh thiết kỵ cũng không dám đơn độc tới 𝚔𝚑𝚒𝚎̂𝚞 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚗 với ông. Mãi cho tới khi trời sáng, Văn Ương không thấy quân của cha đến nên mới đành rút lui.
Theo “Tấn thư” ghi lại, sau khi nhánh quân của Văn Ương rút lui, Tư Mã Sư chỉ đành ôm vết thương đau đớn, 𝚙𝚑𝚊̂̃𝚗 𝚗𝚘̣̂ hạ lệnh chúng tướng đuổi theo.
Lúc này, Văn Khâm một mực muốn rút quân thẳng về căn cứ Thọ Xuân, nhưng Văn Ương lại không như vậy. Vì muốn làm suy giảm nhuệ khí 𝚚𝚞𝚊̂𝚗 đ𝚒̣𝚌𝚑, ông đã dẫn hơn 10 binh sĩ quay lại xông vào trận doanh 𝚔𝚎̉ 𝚝𝚑𝚞̀, liên tục đẩy lùi tới mấy tốp binh lính rồi mới dẫn binh rời đi.
Có giai thoại còn truyền lại rằng, Tư Mã Sư sau đó đã tiếp tục hạ lệnh cho Tả trưởng sứ Tư Mã Ban đem 8000 tinh binh đến, Văn Ương lại đơn thương độc mã lao vào giữa quân doanh của địch, nháy mắt 𝚌𝚑𝚎́𝚖 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 hơn trăm người, tiến lui tới 5,6 lần, khiến 𝚚𝚞𝚊̂𝚗 đ𝚒̣𝚌𝚑 𝚔𝚑𝚒𝚎̂́𝚙 𝚜𝚘̛̣ không dám tới gần.
Mặc dù việc Văn Ương một mình đẩy lui 8000 kỵ binh không được “Tấn thư” ghi lại, tuy nhiên sự thực là sau khi trở về từ trận đánh với cha con nhà họ Văn không lâu, Tư Mã Sư đã qua đời ở tuổi 48 do vết thương ở mắt trở nặng từ sau lần bị Văn Ương tập kích.
Thông qua sự kiện nói trên, không khó để nhận thấy Văn Ương sở hữu hữu võ lực xuất chúng và tinh thần anh dũng phi thường. Tiếc rằng chỉ vì bước lên vũ đài lịch sử một cách muộn màng, tên tuổi của danh tướng họ Văn ấy đã trở thành một viên ngọc quý vô tình bị thời gian vùi lấp…
Đối thủ không cùng thời nhưng được xem là “ngang tài” Triệu Vân, “trên cơ” Lữ Bố
(Ảnh minh họa: Internet)
Nếu nhắc tới điển cố Văn Ương một mình đẩy lui 8000 kỵ binh, nhiều người sẽ so sánh ông với một võ tướng sở hữu chiến công nổi danh không kém. Đó chính là Thường Sơn Triệu Tử Long – nhân vật từng “đơn thương độc mã” phá vòng vây để cứu ấu chúa trong trận Đương Dương – Trường Bản năm nào.
Có giai thoại dân gian còn truyền lại rằng, Triệu Vân năm xưa trong một lần đem binh đi đ𝚊́𝚗𝚑 𝚍𝚎̣𝚙 nước Ngụy, khi biết được tướng lĩnh phe địch là Văn Ương thì đã lựa chọn đi đường vòng.
Tuy nhiên nếu đối chiếu với năm sinh năm 𝚖𝚊̂́𝚝 của hai nhân vật được nhắc tới thì giai thoại nói trên lại không hề ăn khớp, bởi Triệu Vân đã 𝚚𝚞𝚊 đ𝚘̛̀𝚒 từ năm 229, trong khi đó theo ghi chép của một số tài liệu lịch sử, Văn Ương phải tới năm 238 mới ra đời.
Theo ý kiến của Sina, nếu quả thực hai võ tướng này quả thực có cơ hội so tài cao thấp trong cùng một trận chiến, Văn Ương hoàn toàn có đủ khả năng để được xem là một đối thủ đáng gờm trước chiến tướng họ Triệu nổi danh của tập đoàn Thục Hán.
Về phần “đệ nhất võ tướng Tam Quốc” trên danh nghĩa như Lữ Bố, ngay cả khi đặt ông lên bàn cân cùng với Văn Ương, vị tướng họ Văn có lẽ vẫn xếp trên Lữ Phụng Tiên một bậc.
Bởi lẽ mỗi khi nhắc tới Lữ Bố, người đời vẫn thường nhớ tới câu nói nổi tiếng: “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố”. (Người có Lữ Bố, ngựa có Xích Thố). Từ đó không khó để nhận thấy, chiến thắng của Lữ Bố ít nhiều có liên quan tới tốc độ lợi hại của ngựa Xích Thố. Vì vậy danh tiếng của ông cũng ít khi tách rời khỏi chiến mã nổi tiếng này.
Trong khi đó, những chiến công mà Văn Ương có được hoàn toàn dựa vào năng lực tự thân của một mình ông. Đó là chưa kể tới việc có giai thoại còn truyền lại rằng, trong lần 𝚐𝚒𝚊𝚘 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚗 với quân của Tư Mã Sư, Văn Ương dù chỉ cưỡi một con ngựa già yếu cũng có thể khiến cho quân địch hoảng sợ không thôi.
Thiết nghĩ trong trường hợp Lữ Phụng Tiên và Văn Ương quả thực có cơ hội giao đấu, nếu như không có sự trợ giúp của ngựa Xích Thố, Lữ Bố cũng chưa chắc có thể dành thắng lợi trước mãnh tướng họ Văn này.
Về phần Văn Ương, sau khi Vô Khâu Kiệm thất bại trước quân của nhà Tấn, ông đã theo cha đ𝚊̂̀𝚞 𝚑𝚊̀𝚗𝚐 Đông Ngô và phụng sự cho Gia Cát Đản.
Tới tháng giêng năm 258, Gia Cát Đản vì nghi kỵ nên đã 𝚐𝚒𝚎̂́𝚝 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 Văn Khâm. Văn Ương cùng em trai Văn Hổ đã quyết định đầu hàng Tư Mã Chiêu.
Mặc dù từng là nhân vật có mối 𝚝𝚑𝚊̂𝚖 𝚝𝚑𝚞̀ với gia tộc Tư Mã, nhưng Văn Ương vẫn được Tư Mã Chiêu thu nhận và ban cho chức tước.
Điến những năm Thái Khang (280 – 289), ông làm tới chức Đông Di hiệu úy, Giả tiết. Bấy giờ, Tấn Vũ Đế nhớ lại việc Văn Ương đại phá quân của Tư Mã Sư năm xưa nên mượn cớ bãi miễn chức quan của ông.
Tháng 3 năm 291 dưới thời Tấn Huệ Đế, cháu ngoại của Gia Cát Đản là Đông An vương Tư Mã Diêu 𝚟𝚞 𝚌𝚊́𝚘 Văn Ương cùng ngoại thích Dương Tuấn 𝚖𝚞̛𝚞 𝚙𝚑𝚊̉𝚗. Ngay sau đó, ông và người em là Văn Hổ đã bị 𝚡𝚞̛̉ 𝚝𝚞̛̉ và phải 𝚌𝚑𝚒̣𝚞 𝚊́𝚗 𝚝𝚛𝚞 𝚍𝚒 𝚝𝚊𝚖 𝚝𝚘̣̂𝚌.
Xuất hiện trên vũ đài lịch sử một cách muộn màng, lại thêm nhiều lần phụng sự nhầm quân chủ, Văn Ương đã bị dòng chảy lịch sử vô tình vùi lấp, để lại cho hậu thế muôn vàn tiếc nuối mỗi khi nhắc tới tên tuổi của mãnh tướng từng được xem là mạnh nhất nhì Tam Quốc một thời…
*Dịch từ các báo nước ngoài