Trương Phi yêu ʀượᴜ, ɴɢʜɪệɴ ʀượᴜ, đã uống tất s.a.y, không s.a.y không nghỉ. Kỳ thực, việc Trương Phi s.a.y ʀượᴜ làm hỏng việc đã không phải lần một lần hai nhưng lần này ông lại đánh bại tướng này.
Trong mắt người đời, Trương Phi gắn liền hình ảnh võ tướng tính nóng như lửa, bản chất thật thà, suy nghĩ đơn giản. Dân gian thường ví “nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo”, tính cách nóng nảy cùng sở thích uống ʀượᴜ được gắn với ông.
Trương Phi (166 – 221), tự Ích Đức, thường gọi Dực Đức, ông từng giữ chức Hữu tướng quân, sau khi Lưu Bị xưng đế được phong làm Tây Hương Hầu. Trương Phi sinh trưởng trong một gia đình nghèo, làm nghề bán ʀượᴜ, thân hình to lớn, dung mạo oai phong, được học hành cả võ nghệ lẫn sách vở.
Trương Phi là một trong Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung miêu tả Trương Phi “cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én”, tính cách vô cùng khẳng khái, bộc trực và rất nóng nảy. Tuy nóng tính và dữ dằn, nhưng dân chúng lại rất yêu quý hình tượng Trương Phi, vì ông đại diện cho vị võ tướng trượng nghĩa, căm ghét cái á.c, và hết lòng hết sức vì anh em.
Trương Phi là người sát cánh cùng Lưu Bị từ thuở hàn vi, ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Trương Phi nổi tiếng với sức khỏe địch muôn người cùng với sự dũng cảm coi thường cái ᴄʜếᴛ.
Ông cũng là người yêu ghét phân minh, tính tình ngay thẳng. “Nam vô tửu như kỳ vô phong” (đàn ông không ʀượᴜ như cờ không có gió), lúc quá chén thường không kiềm chế vững bản thân mình.
Trương Phi yêu ʀượᴜ, ɴɢʜɪệɴ ʀượᴜ, đã uống tất s.a.y, không s.a.y không nghỉ. Kỳ thực, việc Trương Phi s.a.y ʀượᴜ làm hỏng việc đã không phải lần một lần hai, chỉ cần có ʀượᴜ ông liền quên sạch mọi chuyện trên đời.
Chính vì điều này tướng Trương Cáp phe Tào Ngụy rất coi thường Trương Phi. Trương Cáp luôn tin rằng quân Thục do Phi chỉ huy không bao giờ qua được ải mình trấn giữ.
Theo Tam quốc diễn nghĩa, trước trận đánh với Trương Cáp, Trương Phi uống mấy chục bình ʀượᴜ, buông lời chửi bới tướng Tào Ngụy, khiến cho Lưu Bị lo lắng. Nhưng Gia Cát Lượng hiểu rõ năng lực Trương Phi nên ra dấu hiệu trấn an.
Trương Phi sai người tung tin ông say ʀượᴜ trong trướng, để hình người nộm để dụ Trương Cáp vào ᴄướᴘ trại rồi đổ phục binh đánh bại Trương Cáp.
Trương Phi thắng trận, cho dựng một tấm bia trên sườn núi Đãng Cừ, tự tay viết văn bia, lời lẽ rất hùng tráng:
“Tướng quân nhà Hán là Phi, suất lãnh một vạn tinh binh đại phá đầu sỏ của giặc là Trương Cáp ở Đãng Cừ, dừng ngựa dựng bia”.
Tuy nhiên, theo sử liệu, năm 215, Tào Tháo đánh bại Trương Lỗ, chiếm cứ Hán Trung rồi để lại Hạ Hầu Uyên và Trương Cáp trấn giữ. Trương Cáp mang quân xuống phía nam tiến vào Ba Tây để bắt dân mang về. Trương Phi mang quân ra kháng cự. Hai bên gặp nhau ở Đãng Cừ, Mông Đầu, cầm cự 50 ngày không phân thắng bại.
Trương Phi tự mình mang hơn 1 vạn quân ra đường khác chặn đánh Trương Cáp. Trương Cáp gặp đường núi khó di chuyển nên bị Trương Phi đánh bại, phải bỏ ngựa dẫn tàn quân men theo đường nhỏ dốc đứng trốn thoát về Nam Trịnh.
Trương Cáp (167-231), thường bị viết sai thành Trương Hợp, tự là Tuấn Nghệ, là tướng lĩnh nhà Ngụy thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Dẫu Tam quốc diễn nghĩa có vẽ nên một Trương Cáp hữu dũng vô mưu. Nhưng trong Tam quốc chí sử gia Trần Thọ lại nói rằng, ông là một lão tướng dày dạn kinh nghiệm, nắm rõ chiến trường trong lòng bàn tay lại khéo việc bày binh bố trận, chẳng kế gì không tỏ.
Trương Cáp bắt đầu tham gia chiến trận năm mới 16 tuổi khi có khởi nghĩa Hoàng Cân. Thời Hán mạt ra ứng mộ đánh dẹp Khăn Vàng. Sau khi khởi nghĩa Khăn Vàng tan rã Cáp là thuộc hạ của Hàn Phức. Phức giao chiến với Viên Thiệu bại trận Cáp dẫn binh quy hàng Viên Thiệu.
Khi Tào Tháo đánh nhau với Viên Thiệu ở trận Quan Độ, Trương Cáp nhiều lần bày mưu và khuyên Viên Thiệu nhưng ông ta không nghe lời. Trận Ô Sào đại bại Cáp bị Quách Đồ gièm pha. Viên Thiệu vốn thiếu quyết đoán tin lời Đồ có ý hại Cáp. Kết quả Trương Cáp và Cao Lãm chạy sang phe Tào Tháo.
Tào Tháo có được Cáp rất mừng, bảo rằng: “Xưa Tử Tư chẳng sớm tỉnh ngộ, bởi thế khiến thân bị nguy, há được như Vi Tử bỏ nhà Ân, Hàn Tín quy nhà Hán đó sao?” Rồi bái Cáp làm Thiên tướng quân, phong tước Đô Đình hầu.
Trương Cáp theo Thái tổ chinh chiến bình định qua bao vùng đất, góp công trong việc xóa sổ nhiều chư hầu thế lực cát cứ từ bé đến lớn, dẹp từ tàn quân hay kẻ cường liệt trên suốt một chiều dài lãnh thổ miền bắc Hoa Hạ. Sau này ông đã trở thành danh tướng nước Ngụy, được xếp vào hàng năm danh tướng của Ngụy cùng với Trương Liêu, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Từ Hoảng.