Ba cô con gái của Ngụy vương Tào Tháo đều xinh đẹp, tài năng nhưng vì người cha tham vọng mà các nàng trở thành “lễ vật” ch.ính tr.ị, sống cuộc đời không hạnh phúc.
Bản thân Tào Tháo có rất nhiều hậu duệ, ông có tới 25 người con, trong đó Tào Phi, Tào Thực, Tào Xung… đều là những người có năng lực và 7 người con gái ai cũng đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Những cô gái có phụ thân là vương thất là một hạnh phúc nhưng cũng là một ʙɪ ᴋịᴄʜ. Sinh ra là con của Tào Tháo đồng nghĩa với cuộc đời đã được an bài sẵn, họ phải cống hiến hết mình cho sự nghiệp của nhà họ Tào, các nàng công chúa cũng không hạnh phúc hơn ai.
Những nàng công chúa của Tào Tháo đều là người có tài sắc và cá tính riêng. Vì muốn củng cố vị trí quyền lực của mình, Tào Tháo đã dùng con gái thành lễ vật để kết thân với hoàng thượng.
Từ những gì được ghi chép trong các sách “Tam Quốc chí” của Trần Thọ và “Hậu Hán thư” của Phạm Diệp, 7 cô con gái của Tào Tháo bao gồm: Tào Hiến, Tào Tiết, Tào Hoa, Thanh Hòa Trương Công chúa, An Dương Công chúa, Kim Hương Công chúa và Lâm Phần Công chúa. Trong đó, câu chuyện ba nguời con gái của Tào Tháo cùng lấy một chồng là câu chuyện được sử sách nhắc tới nhiều nhất.
Theo sử sách chép lại vào năm Kiến An thứ 18, tức năm 213, mục tiêu của Tào Tháo lúc đó là Hán Hiến Đế Lưu Hiệp. Ban đầu, Tào Tháo vì muốn có sự hỗ trợ của Hán Hiến Đế nên đã cân nhắc về liên hôn ch.ính tr.ị. Do đó, Tào Tháo đã “dâng” 3 người con gái của mình cho vị Hoàng đế này.
Sau khi gả con gái cho Hán Hiến Đế, tất nhiên Tào Tháo được Đế vương tin tưởng hoàn toàn. Có sự giúp sức của Hán Hiến Đế, quyền lực của Tào Tháo đã không ngừng phát triển, có thể nói lúc đó Tào Tháo đã kiểm soát một vùng rộng lớn phía Bắc Trung Quốc.
Đến năm 214, Tào Hiến được phong làm quý nhân nhưng bất hạnh không có con. Sau khi Tào Hiến qua đời được hợp táng cùng với Hán Hiến Đế và được truy phong làm Hiếu Hiến Tào hoàng hậu. Tào Hoa cũng trở thành phi tần trong cung của Hán Hiến Đế.
Trong thời gian đó, Hán Hiến Đế đã có vị hoàng hậu tên là Phục Thọ. Phục Thọ vì ʙấᴛ ᴍãɴ với Tào Tháo nên đã viết thư mật báo cho cha mình là Phục Hoàn không ngờ bị phát hiện. Tào Tháo đã é.p Hán Hiến Đế phế Phục Thọ và lập Tào Tiết làm hoàng hậu. Chính vì thế, tuy là hoàng đế bù nhìn nhưng vì chuyện này mà Hán Hiến Đế Lưu Hiệp rất ghét Tào hoàng hậu. Vì vậy, cuộc đời của Tào Hoàng Hậu chưa bao giờ được hạnh phúc thực sự.
Năm 215, Tào Tiết được phong thành hoàng hậu. Tuy là con gái họ Tào nhưng Tào Tiết rất trung thành với Hán Hiến Đế, vì cơ nghiệp họ Lưu. Không biết nhiều về hoạt động của Tào Tiết trong thời gian làm hoàng hậu, nhưng rõ ràng thời điểm đó Hán Hiến Đế hoàn toàn mất quyền lực, cha bà là Tào Tháo nắm toàn bộ quyền lực.
Năm 220, Tào Tháo mất, anh bà là Tào Phi lên nối ngôi Ngụy vương. Tháng 10 năm đó, Tào Phi c.ướp ngôi Hán Hiến Đế, kết thúc triều đại nhà Hán, lập ra triều Tào Ngụy. Khi sai người tới hỏi bà để lấy ngọc tỷ truyền quốc. Tào hoàng hậu nhất định không chịu đưa. Sau vì bị é.p quá, Tào hoàng hậu vứt ngọc tỷ xuống lầu, khóc mắng Tào Phi.
Sau khi Hán Hiến Đế bị phế thành Sơn Dương Cung, Tào Tiết đã trở thành Sơn Dương phu nhân và cùng chồng sống nốt mấy năm cuối cùng. Cũng vì Tào Tiết không hợp tác với anh trai nên nàng và Tào Phi xung khắc với nhau vì thế cuộc sống càng ngày càng trở nên khó khăn, th.ê th.ảm.
Nhưng cũng còn vớt vát chút thể diện cuối cùng, khi Tào Tiết qua đời, Tào Phi vẫn lấy thân phận và lễ nghi của Hán triều hoàng hậu để tổ chức tang lễ cho em gái và cho hợp táng cùng với Hán Hiến Đế. Thực sự, cả đời Tào Tiết chả bao giờ được sống vui vẻ. Còn sống thì bị chồng ghẻ lạnh, c.ăm ghét. Huynh trưởng cũng không ủng hộ vì nàng đã không chịu hợp táp. Người đời thì chửi nàng là gi.an tế của Tào Tháo.