Mặc dù thời kì Tam Quốc xuất hiện rất nhiều kì tài dũng tướng, tuy nhiên, người duy nhất được xem là thành công, đạt được mục tiêu của mình, là kẻ cười tới sau cùng lại chỉ có một mình Tư Mã Ý. Chúng ta cũng có thể học được rất nhiều điều từ nhân vật lịch sử này, đặc biệt trong phương diện làm việc, ta có thể học được từ Tư Mã Ý 3 điều sau.
Bất kể trong giới thương nhân, giới học thuật hay giới điện ảnh, Tam Quốc luôn là một đề tài bất tận được nhiều người khai thác và kiến giải. Thời kì này trong lòng độc giả, có một địa vị vô cùng vững chắc.
Đây là thời kì xuất hiện rất nhiều kì sĩ với rất nhiều câu chuyện kinh động lòng người, chúng ta đồng thời có thể từ những nhân vật này học được rất nhiều đạo lý mà tới thời đại ngày nay vẫn có thể áp dụng được, Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Lưu Bị hay Chu Du đều là những ví dụ rất điển hình.
Mặc dù xuất hiện rất nhiều kì tài dũng tướng, tuy nhiên, người duy nhất được xem là thành công, đạt được mục tiêu của mình, là kẻ cười tới sau cùng lại chỉ có một mình Tư Mã Ý. Trong cuộc đời của mình, ông đã thành công vượt qua biết bao nhiêu sóng gió, nguy hiểm để cuối cùng đưa Tư Mã gia bước lên ngôi vị cao nhất trong trận chiến tranh thiên hạ.
Tất nhiên, chúng ta cũng có thể học được rất nhiều điều từ nhân vật lịch sử này, đặc biệt trong phương diện làm việc, ta có thể học được từ Tư Mã Ý 3 điều sau:
Ảnh minh họa: Internet
1. Thao quang dưỡng hối: giấu tài, chim khôn cần phải biết chọn cây để ẩn nấp
Tào Tháo quả thực rất yêu tài, nhưng ông đồng thời cũng là một người rất đố kị, nếu nhân tài không thể là của một mình mình, vậy thì ông thà giết chết chứ không tha cho. Tư Mã Ý đương nhiên quá hiểu điều này.
Trong đại hội tìm kiếm tài năng, vì muốn tránh chức vụ mà Tào Tháo mời mình, Tư Mã Ý đã không ngần ngại tự hoại đôi chân của mình.
Nơi làm việc và cuộc sống cũng là đạo lý này. Lựa chọn một tương lai khác phải cần tới dũng khí và sự dứt khoát.
Tư Mã Ý dùng đôi chân của mình làm cái giá để đổi lấy thời gian, một khoảng thời gian vừa đủ để làm mưu thần cho Tào Phi, trốn thoát khỏi Tào Tháo. Trốn mãi, nấp mãi tuy ở một góc độ nào đó có hơi “hèn mọn” nhưng, sống ở thời loạn, có còn sống mới có hi vọng.
Một công việc nào đó nếu không thể khiến bạn phát triển tài năng, không khiến bạn được trọng dụng, lại còn bị chèn ép trăm bề, vậy thì đây chính là lúc bạn phải đưa ra lựa chọn. Đời người không chỉ có một con đường, đừng vì ánh nhìn người khác mà để bản thân phải chịu ấm ức. Bất kể là chuyện gì, hãy nghĩ tới bản thân trước, làm những gì tốt cho mình trước, chuyện vừa vô hại vừa không có ích, có thể bỏ đi không làm.
Ảnh minh họa: Internet
2. Kính nể đối thủ: không sợ kẻ mạnh, không xem thường kẻ yếu
Giữa Tư Mã Ý và Dương Tu là một ví dụ rất điển hình.
Lần đó, Tào Tháo đem binh ra chặn Lưu Bị nhưng đánh thua mấy trận đành phải cắm trại cố thủ. Thời gian trôi qua, không thay đổi được tình hình chiến trường đâm ra chán chường, có ý muốn rút nhưng lại ngại xấu hổ trước ba quân, quần thần. Buổi tối, tướng Hạ Hầu Đôn vào trướng xin khẩu lệnh ban đêm cho doanh trại, Tào Tháo ngần ngừ một lúc rồi nói: “Kê lặc” (gân gà). Hạ Hầu Đôn thấy khẩu lệnh này lạ lùng quá bèn thắc mắc đem hỏi Dương Tu.
Dương Tu cười lớn rồi bảo Hạ Hầu Đôn chuẩn bị gói ghém đồ đạc, kẻo nội trong 3 ngày nữa Tào Tháo sẽ hạ lệnh rút quân. Dương Tu giải thích rằng khẩu lệnh “gân gà” nói lên tâm trạng của Tào Tháo, vừa muốn rút quân, vừa không muốn bỏ, giống như gân gà, ăn thì không có thịt, bỏ đi thì thấy tiếc. Quả nhiên, Tào Tháo ra lệnh hồi kinh.
Sau khi Dương Tu giải được ý tứ “Kê lặc” của Tào Tháo, việc truyền đến tai Tào Tháo khiến Tào Tháo tức giận nên lấy cớ là Dương Tu phao tin làm loạn lòng quân, đem ra chém đầu.
Cái sai của Dương Tu ở đây là dám đoán được ý Vương, tự cho mình tài giỏi.
Còn Tư Mã Ý trước mặt Tào Tháo lại chưa bao giờ phạm sai lầm như vậy.
Khi Tào Tháo hỏi hàm ý của giấc mộng “tam mã thực tào”(mã ngụ ý Tư Mã gia, tào ngụ ý Tào gia), Tư Mã Ý đã rất nhanh trí, nói vòng vo úp mở, khiến Tào Tháo không cách nào nắm được đằng chuôi, kiếm cớ giết Tư Mã Ý.
Từ đây có thể thấy, Tư Mã Ý khi đối mặt với đối thủ mạnh hơn mình, rất biết cách bảo toàn tính mạng, không dại mà đùa với lửa mà thiệt thân.
Ở nơi làm việc, rất nhiều người thích dùng kinh nghiệm công việc đi đánh giá một người có năng lực hay không, nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy.
Thời gian làm việc lâu không nói lên rằng một người có nhiều kinh nghiệm, mà thay vào đó cần không ngừng nỗ lực nâng cao bản thân. Học lực cao thấp không phải tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của một người, nhưng bạn cũng cần hiểu một điều rằng, những người có xuất phát điểm cao, kĩ năng trong tay họ sẽ chỉ nhiều hơn chứ không bao giờ ít hơn bạn.
Vì vậy, ở nơi làm việc, dù chỉ là một thực tập sinh mới đến cũng đừng bao giờ tỏ ra mình hơn người, mình nhiều kinh nghiệm hơn người ta rồi dương dương tự đắc không coi họ ra gì, trước tiên hãy tôn trọng và giúp đỡ họ. Đừng bao giờ sợ đối thủ của bạn, và cũng đừng bao giờ đánh giá thấp đối thủ của bạn.
Ảnh minh họa: Internet
3. Khoan dung với kẻ ngu ngốc: học cách cúi đầu trước “đồng đội heo”
Tư Mã Chiêu khi thấy Tào Sảng đàn áp cha mình đã rất tức giận, nhưng Tư Mã ý lại hỏi Tư Mã Chiêu: “Tào Sảng so với Gia Cát Lượng thì ra sao?”
Tư Mã Chiêu nói: “Bằng con kiến”
Tư Mã Ý nói:
“Đánh nhau với bọn ngốc tới sứt đầu mẻ chán, há chẳng phải còn ngu hơn ư? Con người, sống trên đời, khó tránh khỏi việc vấp phải kẻ ngốc, phải học cách cúi đầu trước kẻ ngốc.”
Ở nơi làm việc, có không ít người chỉ vì đôi lời qua lại mà cãi nhau không hồi kết. Đáng nói là quá trình tranh luận lại hầu như không đưa ra được bất cứ quan điểm sáng giá nào, tới cuối cùng lại thành ra công kích cá nhân.
Ở trong một nhóm làm việc, bạn có không may gặp phải đồng đội heo như Tào Sảng, nếu không thể né tránh vậy thì hãy học Tư Mã Ý “tiếp nhận toàn diện”, tích lũy thực lực, xem xét tình hình và chờ thời cơ phản công.