Sự trung thành của Quan Vũ là những gì Tào Tháo muốn. Lòng trung thành của Quan Vũ cũng khác với những người khác, ông là một trong số ít người có thể tách rời hai chữ ân tình. Quan Vũ có tình cảm nhiều hơn với Lưu Bị, còn với Tào Tháo đó chỉ là lòng tốt có thể báo đáp.
Tào Tháo là một nhà ch.ính tr.ị, quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc, vì thế bên cạnh ông có rất nhiều đại mãnh tướng trung can nghĩa đảm giúp ông gây dựng đại nghiệp. Trong cuộc đời lẫy lừng của Tào Tháo chắc chắn luôn gắn liền với những tên tuổi: Hạ Hầu Đôn, Trương Liêu, Trương Cáp, Hứa Chử, Tào Nhân, ….Ông luôn đối xử với họ phân theo cấp bậc. Tuy nhiên, một trong những người đặc biệt nhất đó chính là Quan Vũ.
Tào Tháo đã từng sở hữu vị tướng danh tiếng bậc nhất Tam Quốc này trong thời gian ngắn. Đó là đầu năm 200, Tào Tháo dẫn quân bản bộ kéo xuống Từ Châu để ʙáᴏ ᴛʜù cho cha là Tào Tung. Lưu Bị biết mình thế yếu bèn sai người đi cầu c.ứu Viên Thiệu nhưng Thiệu chần chừ không ra quân. Tào Tháo gấp rút tiến đ.ánh Từ châu. Vài ngàn quân của Lưu Bị không ch.ống nổi, thua chạy tan tác.
Lưu Bị bỏ chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam, gia quyến Lưu Bị đều bị b.ắt. Quan Vũ cùng đường, buộc phải đ.ầu h.àng Tào Tháo, theo về Hứa Xương. Để bảo vệ hai phu nhân vợ Lưu Bị, Quan Vũ buộc phải ra điều kiện với Tào Tháo, sau này gọi là “ước pháp tam chương” (giao hẹn 3 điều).
Theo Tam quốc diễn nghĩa, việc Quan Công “h.àng Hán không h.àng Tào” thể hiện sự trung nghĩa của ông, đồng thời mô tả Quan Vũ không hề động lòng trước mỹ nữ và tiền bạc mua chuộc của Tào Tháo.
Sẵn ngưỡng mộ từ trước, Tào Tháo đối xử với Quan Vũ rất trọng vọng, phong làm thiên tướng quân – Hán Thọ Đình Hầu. Nhưng Tào Tháo cũng biết Quan Vũ không có ý ở lại lâu dài với mình, bèn sai Trương Liêu đến thăm dò ông. Quan Vũ thẳng thắn nói với Trương Liêu: “Tào Công đối với tôi rất tốt, trong lòng tôi biết rõ. Nhưng tôi chịu ơn trời cao đất dày của Lưu tướng quân, từng th.ề là cùng sống cùng ᴄʜếᴛ, không thể ᴘʜảɴ ʙộɪ được. Tôi không thể lưu lại nơi này, chỉ có điều phải đợi lập được công, báo đáp Tào Công thì tôi mới đi”. Trương Liêu trở về nói lại với Tào Tháo. Tào Tháo không những không t.ức g.iận mà càng thêm kính trọng ông.
Tam Quốc chí có viết, khi Quan Vũ bỏ đi, Tào Tháo đã nói rằng: “Người ấy bỏ đi vì chủ, chớ nên đuổi theo“. Tào Tháo không trách móc ʜậɴ ᴛʜù, ngược lại vẫn luôn coi trọng Quan Vũ.
Quan Vũ đã đạt đến cấp độ cao nhất của một tướng lĩnh trong quân đội sau tr.ận ch.iến gây ᴄʜấɴ độɴɢ nhất toàn bộ Tam Quốc. Quan Vũ ra trận, ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ mãnh tướng Nhan Lương, ᴅɪệᴛ Văn Xú, giải v.ây thành công thành Bạch Mã.
Trong tình hình ʜỗɴ ʟᴏạɴ, Quan Vũ chính xác tìm đúng phương hướng, ph.á vỡ các vòng v.ây, ᴄʜặᴛ đầᴜ Nhan Lương, răn đe quân lính xung quanh và rút về cùng niềm vui chiến thắng. Một vị tướng giữ được cho mình cái đầu tỉnh táo ở thời ʟᴏạɴ ʟạᴄ quả là điều này thật hiếm thấy.
Bên cạnh đó, trận ch.iến kinh điển Thủy Yếm thất quân cũng góp phần trở thành giai đoạn lịch sử rực rỡ nhất trong sự nghiệp của vị tướng tài ba. Trước những chiến thắng lừng lẫy mà Quan Vũ cùng các tướng sĩ của mình đạt được, Tào Tháo hẳn phải ʜốɪ ʜậɴ khi để Quan Vũ ra đi như vậy.
Quan Vũ trong trận chiến kinh điển. Ảnh: QQ
Lòng trung thành của Quan Vũ cũng khác với những người khác, ông là một trong số ít người có thể tách rời hai chữ ân tình. Quan Vũ có tình cảm nhiều hơn với Lưu Bị, còn với Tào Tháo đó chỉ là lòng tốt có thể báo đáp.
Nếu Quan Vũ quên chính nghĩa của Kết nghĩa Đào viên để trả ơn Phong kim thọ ấn cho Tào Tháo, thì đâu còn sự khác biệt giữa ông và những binh lính khác của Tào Tháo. Thuộc hạ của Tào Tháo không thiếu những tướng lĩnh ʜᴜɴɢ ʜãɴ, cái ông thiếu chính là một người coi trọng tình cảm hơn ân nghĩa trong lòng.
Đối với Quan Vũ, Lưu Bị là người anh em tốt, điều này Tào Tháo sẽ không bao giờ so sánh được.
Các sử gia Trung Quốc cho rằng: Tào Tháo đã phụ nhiều người, nhưng chưa từng phụ Quan Vũ. Để đến cuối cùng, khi đầu Quan Vũ được gửi cho Tào Tháo, ông như gặp lại người bạn cũ nhiều năm và nói lên tiếng lòng cuối cùng: “Vân tràng biệt rơi vô dạng” (Mây bay dài, lại đến vô cớ), theo Tam Quốc chí.
Lễ tang của Quan Vũ được Tào Tháo tổ chức rất trọng thể. Ông thậm chí còn yêu cầu tất cả các tưỡng sĩ có mặt cúi đầu đáp lễ để hiểu “lòng trung thành” là như thế nào.
Đối với Tào Tháo, không ai có thể làm được những gì Quan Vũ đã làm. Quan Vũ là người mà Tào Tháo muốn nhưng không bao giờ có được, cái không có thì vẫn luôn tốt nhất.