Trong vô số quân binh mạnh nhất thời kỳ Tam Quốc, Hổ Báo Kỵ của tiền Tào Ngụy được coi là đoàn kỵ binh mạnh nhất, Hãm Trận Doanh do Cao Thuận (tướng lĩnh phục vụ dưới trướng Lữ Bố trong thời Hán) chỉ huy lại là đoàn bộ binh mạnh nhất. 

Muốn thống nhất cả nước Tào Tháo cần nhanh chóng có một quân đội mạnh để thực hiện dã tâm bá chủ. Lấy bộ binh tinh nhuệ làm đại biểu cho binh sỹ được huấn luyện tốt. Trong trận Ô Hoàn lấy Trương Liêu làm thống soái đ.ánh bại kỵ binh Ô Hoàn, khiến hơn 20 vạn quân đối phương đầu hàng.

Nhưng khi đó, binh sỹ kiêu dũng lại không có kỷ luật nghiêm minh. Do vậy Tào Tháo từng bước thải hồi những binh sỹ không đủ tiêu chuẩn, chiêu mộ kỵ binh trong các dân tộc thiểu số, những người này cưỡi ngựa giỏi, tác chiến tốt, dần dần hình thành lực lượng quân sự quan trọng.

Do là một lực lượng tác chiến quan trọng của quân đội, kỵ binh túc vệ trong hổ báo kỵ binh đều là tử đệ thân thích. Tam Quốc chí nói thống lĩnh của hổ báo kỵ nổi tiếng có 8 vị là: Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Hạ Hầu Thuần, Hạ Hầu Uyên, Tào Chân, Tào Hưu, Hạ Hầu Thượng.

Trong “Tam quốc chí” ghi chép, toàn bộ thống lĩnh của đoàn Hổ Báo Kỵ đều là tướng quân thuộc dòng tộc họ Tào, trong đó có Tào Hưu và Tào Chân lần lượt là cháu và con nuôi của Tào Tháo.

Có thể thấy rằng, các thành viên của lực lượng này đều là trăm người chọn một, nói cường điệu một chút, trong binh lính thông thường người có thể làm tướng lĩnh thì trong Hổ Báo Kỵ chỉ có thể làm một binh sỹ bình thường. Có thể tưởng tượng một chút là khả năng chiến đấu mạnh mẽ của lực lượng này thuộc dạng hàng đầu trong quân đội 3 nước thời đó.


Hổ Báo Kỵ tác chiến dũng mãnh, giống như hổ báo vậy cho nên mới gọi danh hiệu là Hổ Báo Kỵ.

Theo dã sử, Hổ Báo Kỵ sở dĩ dũng mãnh vô địch là vì quân đội trước hết chọn từ các ᴘʜạᴍ ɴʜâɴ ᴛử ᴛộɪ, chỉ cần có một hy vọng sống thì sẽ phấn khích toàn lực chiến đấu. Đ.ánh trận nhiều, chỉ có kỵ binh nhẹ thì rất khó đánh thắng cho nên huấn luyện một lực lượng tinh nhuệ, tố chất cao là rất cần thiết.

Vậy Hổ Báo Kỵ có sức mạnh và kỹ năng như thế nào? 

Đầu năm 205, trong trận chiến Nam Bì, Tào Thuần chỉ huy binh sĩ Hổ Báo Kỵ ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Viên Đàm.

Năm 207, Tào Tháo cùng Hổ Báo Kỵ tiến quân về phía bắc chinh phục nước Ô Hoàn. Kết quả, Thiền Vu Đạp Đốn – thủ lĩnh của Ô Hoàn bị ᴄʜéᴍ đầu.

Năm 208, trong trận Trường Bản, Hổ Báo Kỵ đã đ.ánh bại quân Kinh Châu do Lưu Quan Trương và Triệu Vân chỉ huy.

Năm 211, Hổ Báo Kỵ đã đ.ánh bại kỵ binh Tây Lương do Mã Siêu dẫn đầu.

Qua đó có thể thấy, Hổ Báo Kỵ là đoàn quân binh vô cùng có thực lực, hầu như đều tham gia những trận đ.ánh lớn và luôn là sự lựa chọn tối ưu của Tào Tháo trong những thời khắc then chốt của trận chiến.

Không những tập trung vào quá trình tôi luyện kỹ thuật tham chiến, mỗi quân binh đều được tuyển chọn một cách khắc khe. Đây chính là một trong những điều kiện tạo nên sức mạnh của đoàn Hổ Báo Kỵ.

Theo tài liệu được lưu lại trong “Ngụy Thư” (sách lịch sử của Ngụy Thâu), toàn bộ binh sĩ của Hổ Báo Kỵ đều là thành phần tinh nhuệ được lựa chọn trong toàn quốc. Một binh sĩ Hổ Báo Kỵ có đủ năng lực để trở thành tướng lĩnh của những binh đoàn khác, nhưng khi đứng trong hàng ngũ ở Hổ Báo Kỵ thì chỉ là một binh sĩ bình thường.

Trong Chư hạ hầu tào truyện của Tam Quốc chí có ghi: “Nhân em Đôn, đốc hổ báo kỵ bao vây Nam Bì”. Cụ thể là Tào Thuần em Tào Nhân đích thân thống lĩnh hổ báo kỵ ᴛấɴ ᴄôɴɢ Nam Bì, Viên Đàm xuất chiến, bị hổ báo kỵ của Tào Thuần ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ.

Chính vì vậy, Hổ Báo Kỵ có thể được xem là đoàn kỵ binh mạnh nhất Tam quốc.

Trong lịch sử chiến tranh của các vương triều phong kiến Trung Quốc, kỵ binh được coi là “vua trận chiến”. Theo đó, ngoài binh sĩ, ngựa cũng là bộ phận quan trọng không thể thiếu.

Vậy thì để “nuôi” được một đoàn Hổ Báo Kỵ dũng mãnh cần phải tiêu tốn bao nhiêu tiền của? 


Cuối triều Hán, tiền lương một năm của một nhân sĩ kỵ binh là 10 vạn tiền, tương đương với 100 tiền đồng. Theo đó, dựa theo mức sưu thuế thời bấy giờ, cần đến 150 hộ nông dân mới có thể nuôi được 1 kỵ binh.

Đồng thời, đoàn Hổ Báo Kỵ tinh nhuệ của Tào Ngụy đương nhiên phải có yêu cầu cao hơn. ᴠũ ᴋʜí và thiết giáp phải được tinh luyện cao cấp để đảm bảo trạng thái chiến đấu tốt nhất. Vì vậy, số tiền để tiêu phí cho đoàn binh Hổ Báo Kỵ nhiều gấp ba lần so với kỵ binh thông thường.

Tóm lại, trong thời Tam quốc, ngoài Tào Ngụy chiếm cứ vùng đất trung nguyên rộng lớn, sở hữu tài lực phong phú và nhân tài đông đúc thì hai nước còn lại Thục và Ngô đều không đủ khả năng để tạo nên được đoàn kỵ binh hùng mạnh như vậy.

Cùng với chiến tích, nhân lực và trang bị, Hổ Báo Kỵ của Tào Ngụy xứng đáng với danh hiệu binh đoàn mạnh nhất thời Tam quốc.

(Nguồn: Sohu)