Thời Tam quốc, có nhiều anh hùng xuất hiện giữa thời loạn, nhưng nếu một vài người trong số họ không ʏᴇ̂̉ᴜ ᴍᴇ̣̂пһ, ᴄһᴇ̂́т sớm, thế cục Tam quốc sẽ rất khác và lịch sử sẽ phải viết lại.

Theo Sohu, nếu 4 nhân tài kiệt xuất dưới đây không ʏᴇ̂̉ᴜ ᴍᴇ̣̂пһ ᴄһᴇ̂́т sớm, thế cục Tam quốc sẽ rất khác và lịch sử sẽ phải viết lại.

1. Quách Gia (170 – 207)

Quách Gia nếu không ᴄһᴇ̂́т sớm có thể giúp Tào Tháo thống nhất thiên hạ? Ảnh Sohu.

Người đời vẫn luôn có câu “Quách Gia bất tử, Ngọa Long bất xuất”, ý chỉ, nếu Quách Gia – mưu sĩ số 1 bên cạnh Tào Tháo không ᴄһᴇ̂́т sớm, thì Gia Cát Lượng có thể không xuất núi giúp Lưu Bị. Bởi gặp Quách Gia, Gia Cát Lượng sẽ bị đ.ánh b.ại. Kết quả đã như vậy, thì không nên xuất núi làm gì.

Trên thực tế, các học giả sau này cũng đã đánh giá rằng, Quách Gia là một trong những mưu sĩ xuất sắc nhất thời Tam Quốc nói riêng và trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc nói chung. Quách Gia được nhận định là học vấn tinh thông sâu sắc lại có mưu lược, thấu hiểu sự việc, liệu việc như thần.

Các mưu kế mà Quách Gia đề ra luôn táo bạo và thâm hiểm mà nhiều mưu sĩ khác không dám thực hiện và lần nào bày kế cũng thành công, giúp Tào Tháo “trăm trận trăm thắng”.

Thậm chí, sau khi Quách Gia ᴄһᴇ̂́т rồi, ông vẫn để lại cẩm nang mật kế giúp Tào Tháo t.r.ừ Viên Thiệu. Nhiều người cho rằng, nếu Quách Gia còn ѕᴏ̂́пɡ, Tào Tháo sẽ dễ dàng thống nhất thiên hạ và điều này sẽ xảy ra rất sớm.

Tuy nhiên, Quách Gia nếu không ᴄһᴇ̂́т sớm, thật sự có thể ngăn chặn những sai lầm của Tào Tháo sao?

Tào Tháo vốn có tính kiêu ngạo, tự phụ. Sau khi đ.ánh b.ại Viên Thiệu lại càng trở nên vô cùng kiêu ngạo, tự mãn, không nghe ý kiến của các quân sư mà đem quân Nam tiến, mục đích muốn Ԁɪᴇ̣̂т Lưu Biểu và Tôn Quyền.

Bên cạnh Tào Tháo vốn dĩ không chỉ có Quách Gia tài năng kiệt xuất mà còn có Tuân Úc, Trình Dục, Giả Hủ và Tuân Du. 5 người này được gọi là “Ngũ đại mưu sĩ” của Tào Tháo. Trình Dục và Tuân Du đã can ngăn Tào Tháo chớ vội Nam tiến nhưng ông hoàn toàn phớt lờ vì muốn thừa thế thắng trận xông lên, sớm hoàn thành nghiệp lớn.

Vì thế, cho dù Quách Gia không ᴄһᴇ̂́т sớm, thì chưa chắc đã ngăn được Tào Tháo Nam tiến, ngăn được thất bại của tập đoàn Tào Ngụy trong trận Xích Bích. Nói Quách Gia không ᴄһᴇ̂́т sớm, chắc chắn Tào Tháo sẽ thống nhất thiên hạ vì thế có phần cường điệu.

2. Chu Du (175-210)

Chu Du là một danh tướng thời Tam quốc. Ảnh Sohu.

Chu Du là danh tướng và khai quốc công thần của Đông Ngô thời Tam quốc, sinh ra trong một gia tộc hiển hách.

Chu Du là một trong những nhân tài hiếm có là một vị tướng văn võ song toàn. Ngoài tài điều quân khiển tướng, ông còn có khả năng về thi ca, đặc biệt là âm nhạc. Không những thế, ông còn có tướng mạo khôi ngô tuấn tú. Người đời gọi ông là Chu Lang, với chữ Lang mang ý nghĩa là người đàn ông anh tuấn.

Chu Du lập nhiều chiến công nhưng nổi tiếng nhất với trận Xích Bích huyền thoại đ.ánh l.ui quân Tào Ngụy. Đây là một trong 3 tr.ậ.n đ.ánh lớn nhất thời bấy giờ, giúp định hình cục diện Tam quốc. Chiến thắng Xích Bích đã đưa tên tuổi của Chu Du lên bậc danh tướng lưu truyền hậu thế.

Chu Du chủ trương theo đuổi chính sách cứng rắn, không chỉ với Tào Tháo mà cả với Lưu Bị, nhiều lần tỏ ra không muốn liên minh với anh em Lưu Bị. Vì thế, nếu Chu Du không ᴄһᴇ̂́т yểu, Lưu Bị chắc chắn sẽ rất đ.au đ.ầu.

Ông có thể sẽ không để Tôn Quyền liên minh với Lưu Bị đánh Tào Tháo. Nếu Chu Du không ᴄһᴇ̂́т trẻ, Tôn Quyền vẫn còn hy vọng trở thành thống nhất được thiên hạ, nhưng vì không có Chu Du, nên Tôn Quyền nếu không liên minh với Lưu Bị, thì sẽ bị Tào Tháo “nuốt chửng”.

3. Pháp Chính (176 – 220)

Pháp Chính là mưu sĩ được Lưu Bị rất tín nhiệm. Ảnh Sohu.

Ông là mưu sĩ hàng đầu của Lưu Bị thời Tam Quốc. Ban đầu, Pháp Chính là thủ hạ của Lưu Chương – quân phiệt Tây Xuyên. Sau này, khi Lưu Bị vào đất Thục, Pháp Chính về làm mưu thần cho Lưu Bị, rất được tín nhiệm và kính trọng.

Pháp Chính giúp Lưu Bị lấy Ích Châu, chiếm Tây Xuyên, đoạt Hán Trung… khiến Tào Tháo cũng phải e s.ợ.

Pháp Chính vì thế thậm chí được đánh giá là có thể “sánh với thiên tài Quách Gia của Tào Ngụy”.

Khi Lưu Bị mang quân đ.ánh Đông Ngô rồi thua trận Di Lăng, quân Thục đ.ạ.i b.ại, rút về Bạch Đế thành, Gia Cát Lượng đã phải thốt lên rằng: “Nếu Pháp Hiếu Trực còn ѕᴏ̂́пɡ, đã có thể ngăn Chủ thượng dẫn binh; kể cả nếu có ngăn không được thì có ông theo cùng, nhất định có thể trở về sau thất bại”.

Từ câu nói trên của Gia Cát Lượng, có thể thấy được tài năng của Pháp Chính cũng như địa vị của ông trong lòng Lưu Bị mà có thể ngay cả Gia Cát Lượng cũng không bằng được.

4. Bàng Thống (178-214)

Bàng Thống tài giỏi nhưng lại ʏᴇ̂̉ᴜ ᴍᴇ̣̂пһ. Ảnh Sohu.

Bàng Thống (178-214), tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phượng Sồ – cũng là mưu sĩ được Lưu Bị rất yêu thích, tin cậy. Bàng Thống được đánh giá là một trong những mưu sĩ bậc nhất của nhà Thục.

Tài năng của ông được người đời ca tụng là ngang với cả Gia Cát Lượng. Ông là người góp công lớn trong việc giúp Lưu Bị đoạt Ích Châu từ Lưu Chương.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Bàng Thống được La Quán Trung miêu tả là một người có tướng mạo xấu xí. Tư Mã Huy kể về Bàng Thống như sau: “Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể định hưng được thiên hạ”.

Bàng Thống là một nhân tài hiếm có trong tay Lưu Bị, đáng tiếc là ông chưa kịp cống hiến gì nhiều đã m.ất m.ạng vì bị m.ai ph.ục bởi quân Trương Nhiệm ở gò Lạc Phượng, hưởng thọ 36 tuổi.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nếu Bàng Thống không ᴄһᴇ̂́т sớm, thì Gia Cát Lượng tới cai quản Kinh Châu cùng Quan Vũ, như vậy, Lưu Bị sẽ không mất Kinh Châu, từ đó vẫn có khả năng thống nhất thiên hạ.