Dù nhiều người cho rằng Tào Tháo đã 𝘤𝘩.𝘦̂́.𝘵 vì quá đa nghi, 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵 𝘰.𝘢.𝘯 Hoa Đà, nhưng sau nhiều năm nhìn lại, có vẻ như Tào Tháo đã không sai.
Hoa Đà từng có nhiều cơ hội làm quan, nhưng ông đều từ chối vì muốn dành thời gian cả đời cho việc nghiên cứu y học.
Sự tích về Hoa Đà trong thời kỳ Tam Quốc vẫn được lưu truyền đến ngày nay và nhận được nhiều sự kính trọng. Ông từng chữa trị cho rất nhiều danh tướng đương thời, trong đó nổi tiếng nhất chính là “nạo xương 𝘵𝘳𝘪̣ đ.𝘰̣̂.𝘤” cho Quan Vũ. Sự kiện cho thấy tài năng vượt thời đại của vị danh y này khi ông đã có thể tiếp cận phương pháp chữa trị giải phẫu từ hơn 1.700 năm trước.
Tuy nhiên, kết cục của Hoa Đà lại vô cùng bi thảm. Ông bị Tào Tháo 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵, hành động bị cho là một trong những sai lầm lớn nhất trong đời vị hiêu hùng nổi tiếng nhất thời Tam Quốc.
Hiêu hùng và anh hùng đều là những từ chỉ người có tài năng và chí lớn. Khác nhau ở chỗ, trong khi anh hùng là người có thể 𝘩𝘪 𝘴𝘪𝘯𝘩 vì người khác, thì hiêu hùng lại dùng sự 𝘩𝘪 𝘴𝘪𝘯𝘩 của người khác để phục vụ cho mục đích của mình. Câu nói nổi tiếng “thà ta phụ người trong thiên hạ, còn hơn để người trong thiên hạ phụ ta” của Tào Tháo, là minh chứng rõ ràng nhất cho bản tính của một hiêu hùng.
Tào Tháo những năm cuối đời tái phát chứng đau đầu nghiêm trọng, đã mời biết bao danh y nhưng đều không kết quả, cuối cùng phải nhờ đến Hoa Đà.
Không hổ danh thần y, sau khi Hoa Đã thăm khám đã lập tức phát hiện ra căn nguyên gây bệnh của Tào Tháo xuất phát từ trong đầu, dùng thuốc bên ngoài thì không thể chữa khỏi, chỉ có cách duy nhất là mổ sọ để nạo chất đ.𝘰̣̂.𝘤 ra ngoài.
Tào Tháo nghe xong liền cười, nói rằng: “Người muốn đầu ta rất nhiều, nhưng không ai thành công. Người là người đầu tiên dám đứng trước mặt ta nói ra muốn lấy đầu ta”, sau đó sai người tống ông vào ng.ụ.c và 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵 𝘤𝘩.𝘦̂́.𝘵 Hoa Đà. Tào Tháo sau đó bệnh càng trở nên trầm trọng và qua đời.
Thời kỳ đó, trình độ y học của con người còn hạn chế. Chưa kể đến là Tào Tháo và các quan đại thần khác, mà ngay cả bản thân Hoa Đà cũng không dám đảm bảo việc phẫu thuật mổ sọ có thể thành công.
Ngay cả khi trình độ y học ngày nay rất tiên tiến, sử dụng nhiều công nghệ hiện đại và cần cả chục bác sĩ cho một ê kíp thực hiện một ca phẫu thuật sọ thì cũng không thể nói rằng tỷ lệ thành công là 100%. Não người không phải là một thứ bình thường, nó đòi hỏi sự chính xác tuyệt đội và chỉ một chút sai sót cũng có thể dẫn đến 𝘵.𝘶̛̉ 𝘷.𝘰.𝘯𝘨.
Do đó đương thời hay thậm chí là thế hệ sau nhìn vào, cũng khó tránh việc nghi ngờ Hoa Đà.
Một lý do khác khiến Tào Tháo 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵 Hoa Đà khi đó có thể là muốn lập uy. Tào Tháo triệu Hoa Đà đến để khám bệnh, nhưng cách nói của Hoa Đà theo góc độ khác lại bị cho là quá thẳng thắn, 𝘯𝘨𝘰̂𝘯𝘨 𝘤𝘶𝘰̂̀𝘯𝘨.
Hoa Đà nói trước mặt tướng sĩ rằng muốn mổ đầu Tào Tháo. Trong tình huống như vậy, nếu không 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵 người lập uy, Tào Tháo sẽ đánh mất sự uy nghiêm của chính mình. Cho nên dù Hoa Đà dù muốn chữa trị bằng phương pháp khó tin này cũng nên nói chuyện riêng với Tào Tháo, thì sự việc sẽ không đi vào ngõ cụt b.i thảm như vậy.
Dù thế nào đi nữa, thì với tài năng và tầm nhìn của mình, Tào Tháo chắc chắn hiểu rõ mình đang làm gì và lý do để đưa ra quyết định như vậy. Thế nên sau này có đau đầu đến 𝘮.𝘢̂́.𝘵 𝘮.𝘢̣.𝘯𝘨, Tào Tháo cũng chẳng thể hiện sự hối hận vì đã 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵 𝘤𝘩.𝘦̂́.𝘵 người duy nhất có khả năng cứu ông vào thời điểm đó.