Trong mắt người đời Quan Vũ là một danh tướng kiệt xuất không có đối thủ thời Tam Quốc, nhưng trong lòng Tào Tháo, 4 người này mới có thể đánh bại Quan Vũ. Đó là ai?
Trong cuộc đời của Tào Tháo vẫn tồn tại một ngoại lệ mang tên Quan Vũ. Có thể nói Quan Vũ là người khiến Tào Tháo thực sự nể phục và kính trọng. Nể phục vì tài năng xuất chúng, dũng cảm phi thường, uy tín đứng đầu toàn quân, kính trọng vì một lòng trung nghĩa với Lưu Bị.
Lúc sinh thời Quan Vũ và Tào Tháo (người đối đầu với Lưu Bị trong công cuộc thống nhất thiên hạ) cũng có một mối quan hệ hết sức đặc biệt. Có ý kiến cho rằng, Tào Tháo cả đời phụ thiên hạ, nhưng lại chưa một lần phụ Quan Vũ.
Tào Tháo rất muốn chiêu mộ Quan Vũ. Ảnh minh họa.
Khi Tào Tháo dẫn quân kéo xuống đ.ánh Từ Châu (năm 200), Lưu Bị biết mình thế yếu bèn sai người đi cầu c.ứu Viên Thiệu nhưng Thiệu chần chừ không ra quân. Tào Tháo gấp rút tiến đ.ánh Từ Châu. Vài ngàn quân của Lưu Bị không chống nổi, thua chạy tan tác.
Trong trận này Tào Tháo đã dùng gia quyến Lưu Bị để é.p Quan Vũ đầu hàng. Theo Tam quốc diễn nghĩa, vì rất quý trọng khí phách và tài năng của Quan Vũ nên Tào Tháo không đối xử với ông như là t.ù binh mà coi là bậc thượng khách, ban lễ vật và chức tước rất trọng hậu, mong thu nạp được ông.
Sau đó Quan Vũ đã giúp Tào Tháo ᴛấɴ ᴄôɴɢ Viên Thiệu và có nhiều những đóng góp to lớn và được Tào Tháo phong là Hán Thọ Đình Hầu. Đến cuối cùng Quan Vũ vẫn ra đi và quay trở về phò tá Lưu Bị nhưng danh tiếng Hán Thọ Đình Hầu của ông cũng được nhiều người biết đến kể từ đó.
Theo tính cách của Quan Vũ, về sau này ông vẫn rất xem trọng tước vị mà Tào Tháo đã ban cho mình. Sau này trong trận Xích Bích, Quan Vũ đã chống lại quân mệnh thả Tào Tháo đi để trả ơn nghĩa mà Tào Tháo đối với mình trước đó.
Trong lòng Tào Tháo, Quan Vũ cũng là một nhân tài hiếm có. Ông biết rằng mình sẽ trở thành đối thủ trong tương lai nếu thả Quan Vũ, nhưng vẫn không đành lòng ɢɪếᴛ Quan Vũ.
Bởi vậy, điều mà Tào Tháo kính phục Quan Vũ không phải là sức mạnh, mà là nghĩa khí của ông. Thế nên, khi từ tạ, Quan Vũ qua 5 cửa ải, ch.ém 6 tướng (chiến tích này được nhiều nhà nghiên cứu nhận định là do La Quán Trung hư cấu) mà Tào Tháo vẫn bỏ qua cho ông, không sai quân truy kích. Đó không giống với tính cách của thông thường của Tào Tháo.
Chính vì vậy mà trong suy nghĩ của Tào Tháo, chỉ có 4 người này mới có thể đ.ánh bại được Quan Vũ.
Lã Bố
Lã Bố, tự là Phụng Tiên, xuất thân nghèo hèn, được xưng tụng là “Võ tướng mạnh nhất thời Tam quốc”. Nhiều người cho rằng Lã Bố chỉ là kẻ l.ỗ m.ãng vô học, nhưng thực tế Lã Bố là người văn võ song toàn, là nhân tài hiếm có.
Dựa theo sử sách ghi lại, Lã Bố là danh tướng số một thời Tam Quốc. Ban đầu Lã Bố đầu quân cho Đinh Nguyên, sau đó theo Đổng Trác, rồi một mình xông pha, ᴛấɴ ᴄôɴɢ căn cứ của Tào Tháo, chiếm được Từ Châu của Lưu Bị. Binh lực của Lữ Bố thực sự rất cao, trong đời chưa từng bại trận.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Quan Vũ và Lã Bố có ít nhất 2 lần giao chiến với nhau, nhưng không phải đơn đấu. Đó chỉ là giao chiến trong tình thế bắt buộc.
Trong đó, lần nổi tiếng nhất khi Lã Bố và Quan Vũ giao chiến là trong trận Hổ Lao Quan, cụ thể là về cuộc chiến giữa Đổng Trác và liên minh 18 lộ chư hầu do Viên Thiệu đứng đầu vào năm 190. Trong trận Hổ Lao Quan, có cuộc đo sức nổi tiếng giữa Lã Bố với ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, hay còn được gọi là “Tam anh chiến Lã Bố”.
Trong cuộc đọ sức này, Trương Phi ban đầu thách đấu Lã Bố. Hai bên đã đ.ánh hơn 50 hiệp mà vẫn không phân thắng bại. Quan Vũ khi đó đứng ngoài thấy thế liền cầm Thanh Long Yển Nguyệt đ.ao đến cùng đ.ánh. Trương Phi và Quan Vũ đ.ánh 30 hiệp nữa mà vẫn không hạ được Lã Bố. Thấy vậy nên Lưu Bị cầm đôi g.ươm lao vào đ.ánh giúp.
Tuy nhiên, cuối cùng Lã Bố vẫn tìm được đường rút lui trước. Trận một đấu ba mà vẫn có thể thoát được vòng vây, cho thấy sức mạnh và khả năng chiến đấu của ‘chiến thần’ Lã Bố.
Trương Phi
Trương Phi cũng là một danh tướng thời Tam Quốc, Ông vừa có võ nghệ cao cường lại có tấm lòng tận trung với Lưu Bị.
Có thể nói, trong “Tam Quốc diễn nghĩa” nói riêng, chiến công hiển hách nhất của Trương Phi chính là sự kiện dùng một tiếng thét d.ọa lui quân Tào ở cầu Trường Bản. Thế nhưng đây thực chất cũng không phải là công của một mình Trương Phi.
Bởi lẽ Tào Tháo vốn tính đa nghi, bấy giờ nhìn thấy phía sau Trương Phi cát bụi mù mịt nên mới lo s.ợ có phục binh. Đúng lúc đó, một viên tướng của phe Tào đã bị tiếng thét của Trương Dực Đức d.ọa ᴄʜếᴛ. Chính những điều này đã khiến cho quân Tào quyết định lui binh.
Có thể thấy rằng nếu chỉ xét trên phương diện võ lực, Quan Vũ và Trương Phi đều xứng danh là hai viên đại tướng sở hữu sức địch vạn người, võ nghệ của hai người cũng có thể xem như một chín một mười.
Thế nhưng nếu đánh giá dựa trên năng lực tổng thể, Quan Vũ sở hữu tài năng bày mưu tính kế, điều binh đánh trận thuộc vào hàng xuất sắc. Vì thế nên theo quan điểm của Qulishi, không khó để nhận thấy vị tướng họ Quan này vẫn xếp trên Trương Phi một bậc.
Mã Siêu
Mã Siêu là một vị võ tướng, một chiến binh Tây Lương dũng mãnh trong lịch sử Tam Quốc. Mã Siêu đã từng nhiều lần đánh bại quân Tào khiến cho Tào Tháo phải “cắt râu, vứt áo” ở Đồng Quan, đoạt thuyền, tránh tên ở Vị Thuỷ.
Có thể nói đây là lần khốn khổ nhất mà Tào Tháo phải chịu, trừ trận Xích Bích. Năng lực cá nhân của Mã Siêu rất mạnh nhưng tài thao lược chưa đủ, chỉ thích hợp làm tướng hơn là lãnh đạo nên sau này được Lưu Bị thu phục.
Lý do khiến Quan Vũ muốn tỉ thí với Mã Siêu là vì Mã Siêu vừa được phong tướng, võ nghệ được cho là ngang tầm với Trương Phi, không ai có thể đ.ánh bại, nên Quan Vũ muốn mượn cớ này làm xáo động tinh thần ông chứ không thực sự vì mục đích giao đấu.
Ông chỉ muốn cho Mã Siêu thấy, Quan Vân Trường là nhân vật thống lĩnh Kinh Châu, người từng tr.ảm Hoa Hùng, Nhan Lương, Văn Xú. Tuy nhiên chính Quan Vũ cũng rộng lòng tha ᴄʜếᴛ cho Tào Tháo thoát khỏi Hoa Dung, nay Hoàng Trung đã quy phục nước Thục, phải hết sức thận trọng, một lòng một dạ trung thành, không được phép coi thường kẻ khác.
Tào Nhân
Tào Nhân là em họ của Tào Tháo và là một danh tướng số một trong doanh trại của Tào Ngụy thời Tam Quốc.
Ngay từ nhỏ Tào Nhân đã thông thạo binh pháp, ngay trong lần đầu tiên đ.ánh Hổ Lao Quan, Tào Nhân đã trở thành phó tướng của Tào Tháo.
Sau khi thiên hạ đại l.oạn, Tào Tháo dẫn binh chinh ph.ạt khắp nơi, Tào Nhân là chỗ dựa vững chắc giúp Tào Tháo trấn thủ thành trì hậu phương.
Bất luận là Lữ Bố, Trương Tú, Viên Thuật hay Viên Thiệu dẫn binh tập kích cũng đều phải lui binh bỏ cuộc. Vì vậy mà Tào Nhân còn được gọi là “Vua phòng thủ”
Tào Nhân đã thể hiện rất tốt trong cuộc chiến chống lại Đông Ngô, hợp tác với Trương Liêu khiến Giang Đông không dám vượt sông Dương Tử trong một thời gian dài. Tào Nhân đã kề vai sát cánh chiến đấu cùng Tào Tháo cả đời và lập được rất nhiều công lớn.