7 hạt gạo đó có gì ghê gớm mà Gia Cát Lượng lại đặc biệt căn dặn như vậy?

Hỏi: Người xưa khi 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 vì sao lại phải nhét gạo vào miệng? Tại sao ngay cả Gia Cát Lượng, một kỳ tài quân sự thời Tam Quốc trên thông thiên văn dưới tường địa lý, cũng làm theo như vậy? Có phải đây là 𝚖𝚎̂ 𝚝𝚒́𝚗 không?

Đáp:

Ai cũng biết, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” miêu tả Gia Cát Lượng là một nhân vật “trên thông thiên văn dưới tường địa lý, nửa thần nửa người”. Ông đặc biệt giỏi quan sát chiêm tinh nên trước khi qua đời đã đặc biệt căn dặn chuẩn bị một thứ mà không phải ai cũng hiểu được. Nhưng dù thế nào, ông cũng là người không tránh khỏi sinh – lão – bệnh – tử. Do quá lao tâm lao lực, ông cũng qua đời khá sớm. Có một chi tiết gây tò mò là trước khi ông qua đời, ông đã yêu cầu bỏ bảy hạt gạo vào miệng.

Thực tế việc làm này của Gia Cát Lượng cũng tuân theo các tri thức dân gian cổ xưa của người Trung Quốc mà thôi. Người Trung Quốc xưa quan niệm tang lễ “vật 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 như vật sống”, họ tin rằng người đã khuất cần được đối xử tôn trọng như khi còn sống.

Sách “Hậu Hán thư lễ nghi chí” ghi lại: “Đăng hà (người 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 bay lên trời) mang theo gạo và ngọc như một món quà”. Đây là một trong những nghi thức cổ xưa, được gọi là “phạn hàm”, trong đó các loại hạt như gạo, ngọc.. hay đồng xu sẽ được được đưa vào miệng của người quá cố. Điều đó để đảm bảo rằng, người quá cố có tiền của và thức ăn ở thế giới bên kia.

Loại phong tục này được cho là bắt nguồn từ thời Hạ và Thương. Theo ghi chép của Trịnh Huyền trong “Chu Lễ”, vào thời nhà Hạ cũng có tục lệ ăn cơm, nhưng các cuộc khai quật khảo cổ học dường như vẫn chưa phát hiện ra. Thời nhà Thương là thời kỳ mà phong tục này phổ biến nhất, hầu hết những người được chôn cất đều sử dụng phạn hàm, không có ngoại lệ.

“Thuyết uyển tu văn” có ghi: “Hoàng thất dùng ngọc, đại phu dùng ngọc thô, dân thường dùng ngũ cốc” dựa vào lời kể của người xưa về các nghi thức tang lễ vào thời nhà Chu.
Trước khi qua đời Gia Cát Lượng dặn quân lính nhét 7 hạt gạo vào miệng mình khiến hậu thế nể phục: Vì sao lại làm như vậy? - Ảnh 1.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim (Ảnh: Sohu)

Cũng có những thắc mắc là vì sao Gia Cát Lượng quyền cao chức trọng như vậy lại không ngậm ngọc, vì gạo vốn chỉ dùng cho những người dân thường. Có lý giải rằng vì ý nguyện của ông muốn “như dân”, lại có giải thích ông không phải là vua một nước chư hầu nên không được ngậm ngọc…

Lý giải được đông đảo ưa thích nhất là Gia Cát Lượng bố trí cho cả cái 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 của mình, để Tư Mã Ý bị đánh lừa rằng ông còn sống, nhờ đó quân Thục bảo toàn được lực lượng để rút về, từ đó thể hiện thần cơ diệu toán khiến hậu thế thêm phần nể phục ông… Nhưng sau tất cả những điều trên chỉ là giả thuyết mà thôi.