Giả thiết về bức tượng đá quỳ thứ 3 trước mộ Ngụy Diên vẫn còn gây tranh cãi.
Trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, Ngụy Diên là nhân vật quan trọng góp phần thành lập nên chính quyền Thục Hán. Trong lịch sử, ông cũng là người có công lao to lớn, nhưng cũng là nhân vật gây nhiều tranh cãi.
Từ khi Ngụy Diên khuyên Hoàng Trung đầu hàng ở Trường Sa (một chiến trường ác liệt giữa các quân phiệt thời Tam Quốc), ông đã bị Gia Cát Lượng nghi ngờ. Theo ghi chép trong sử sách, Ngụy Diên được miêu tả là người có tướng phản phúc, là người không mang lại may mắn, không trung nghĩa.
Cho nên, hình ảnh của Ngụy Diên không chỉ là kẻ bất cứ lúc nào cũng có thể bán chủ cầu vinh trong mắt Gia Cát Lượng, mà ngay cả trong ấn tượng của các nhà sử học, Ngụy Diên cũng là người như thế.
Nhưng chuyện gì cũng có ngoại lệ, liệu lịch sử có phải như thế thật hay không? Ngụy Diên liệu có thực sự là kẻ bán chủ cầu vinh, thấy danh lợi quên nghĩa khí hay không?
Nếu là người thông minh, hẳn sẽ đều có thể nhìn ra được sự bất thường trước phần mộ của Ngụy Diên.
Sơ lược về Ngụy Diên
Tất cả mọi chuyện phải bắt đầu kể từ khi Lưu Bị và Gia Cát Lượng tấn công quận Trường Sa. Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” viết rằng, bấy giờ Thái thú quận Trường Sa là Hàn Huyền tâm không mang chí lớn, nhưng lại rất đa nghi, Hoàng Trung, Ngụy Diên cùng các thuộc hạ khác dưới trướng Hàn Huyền đều chán nản, bất đắc chí.
Nhân việc Lưu Bị tấn công Trường Sa, Ngụy Diên muốn đến đầu quân cho Lưu Bị, đồng thời khuyên Hoàng Trung nên đầu hàng cùng mình nhưng Hoàng Trung lại từ chối. Sau đó, Ngụy Diên giết Hàn Huyền, dâng thành Trường Sa cho Lưu Bị.
Lưu Bị vô cùng tán thưởng hành động này của Ngụy Diên, nhưng Gia Cát Lượng sau khi suy xét kỹ lại muốn diệt trừ Ngụy Diên, nguyên nhân là bởi vì Ngụy Diên thân là thần tử lại chẳng bảo vệ thành trì, ngược lại còn giết thượng cấp, đầu hàng địch, là điều bất nhân nhất. Sau nhờ có Lưu Bị cùng mọi người khuyên can, Ngụy Diên mới có thể bảo toàn tính mạng.
Trong chiến dịch chinh phạt Ích Châu, Ngụy Diên theo Lưu Bị lập được rất nhiều chiến công, trở thành công thần quan trọng của chính quyền Thục Hán.
Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng lãnh binh 6 lần tiến quân ra Kỳ Sơn, tiến đánh trung nguyên, Ngụy Diên cũng có nhiều giúp sức.
Nhưng đồng thời, Ngụy Diên cho rằng kế hoạch của Gia Cát Lượng quá bảo thủ, cổ hủ, ông đề xuất khi đại quân đang hành quân nên phái một nhánh kỵ binh vượt đường dài đến Trường An rồi hợp quân với quân của Gia Cát Lượng.
Song một người dùng binh cẩn thận như Gia Cát Lượng lại cảm thấy kế hoạch của Ngụy Diên quá mức liều lĩnh, mạo hiểm cho nên không đồng ý.
Mâu thuẫn giữa Ngụy Diên và Dương Nghi
Khi Gia Cát Lượng còn sống, quan hệ giữa Ngụy Diên và Dương Nghi đã có mâu thuẫn, bất hòa.
Mặc dù Gia Cát Lượng có ý muốn trao binh quyền cho Ngụy Diên, nhưng Dương Nghi lại nhận thấy rằng nếu Ngụy Diên có được binh quyền thì sẽ không có lợi với bản thân, cho nên dâng biểu về Thành Đô tố cáo Ngụy Diên có ý đồ mưu phản.
Việc này đã khiến cho Ngụy Diên – một vị tướng hết mực trung thành trở thành mục tiêu chịu công kích, triều đình phớt lờ Ngụy Diên mới khiến cho Dương Nghi, Mã Đại cùng các vị đại thần không vừa lòng với Ngụy Diên có cơ hội giết chết ông.
Nghe nói lúc Ngụy Diên bị đuổi giết, theo cùng ông chỉ có con trai cùng vài binh lính thân tín, sau khi giết được Ngụy Diên, Dương Nghi thậm chí còn diệt ba họ nhà Ngụy Diên để trút giận, từ đó có thể thấy khúc mắc, hận thù giữa hai người này sâu sắc cỡ nào.
Sau này xem xét lại lịch sử, vì muốn trả lại sự trong sạch cho Ngụy Diên nên hậu thế đã cho làm bức tượng Dương Nghi, Mã Đại quỳ trước mộ phần của Ngụy Diên.
Tranh cãi xung quanh bức tượng quỳ thứ 3
Ngoài hai người Dương Nghi, Mã Đại, bức tượng quỳ thứ ba ở trước mộ Ngụy Diên được cho là Gia Cát Lượng.
Nếu như nói hai người Dương Nghi, Mã Đại vì lo sợ Ngụy Diên kích động báo thù, cho nên mới vu oan, giết hại Ngụy Diên, vậy thì lý do khiến Gia Cát Lượng phải quỳ ở đây vẫn có rất nhiều tranh cãi.
Người cho tu sửa phần mộ của Ngụy Diên chính là một trong “Tứ đại danh tướng” của nhà Thục Hán – Tưởng Uyển. Ông là người được Cát Lượng bồi dưỡng. Thế nên nếu xét từ góc độ của Tưởng Uyển, sẽ không thể nào để Gia Cát Lượng phải quỳ trước mộ của Ngụy Diên.
Hơn nữa, giống như phía trên đã nói, từ sau trận chiến ở Trường Sa, Ngụy Diên vẫn luôn phò tá Lưu Bị và Gia Cát Lượng chinh chiến khắp nơi, lập nhiều chiến công lẫy lừng, Lưu Bị cũng rất yêu thích, trân trọng tài năng của Ngụy Diên.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Ngụy Diên lại theo Gia Cát Lượng Bắc phạt trung nguyên. Tuy rằng hiệu quả không rõ rệt nhưng Ngụy Diên vẫn được Gia Cát Lượng coi trọng và giao việc.
Nhưng, có lẽ chính bản thân Gia Cát Lượng cũng không ngờ được rằng, việc ông tin tưởng Ngụy Diên lại đẩy cả dòng họ của Ngụy Diên rơi vào thảm cảnh vạn kiếp bất phục.
Cho nên, trong nhiều cuộc tranh luận, vấn đề mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa Ngụy Diên và Gia Cát Lượng vẫn cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
Ngụy Diên tuy tính tình kiêu ngạo tự đắc, nhưng tội chưa đến mức phải chết, hơn thế, ông còn là lão thần từ thời của Lưu Bị, luận về lai lịch về chiến công thì Ngụy Diên xứng đáng được xếp vào nhóm đại thần đứng đầu trong nội bộ nhà Thục Hán.
Nhiều bạn đọc thường dễ bị hình ảnh nhân vật Ngụy Diên trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” đánh lừa, cho rằng cái chết của Ngụy Diên có quan hệ mật thiết với Gia Cát Lượng, nhưng thực tế đây lại là việc đổ trách nhiệm một cách vô trách nhiệm.
Gia Cát Lượng có ơn với Ngụy Diên, từ góc độ này, có thể phán đoán, bức tượng quỳ thứ ba trước mộ phần Ngụy Diên chưa chắc đã là Gia Cát Lượng, mà có thể là một người khác.
Lời kết:
Ngụy Diên – một vị tướng có tài trí của Thục Hán, ông có ảnh hưởng to lớn đến chính quyền nhà Thục Hán. Nếu như Ngụy Diên thực sự là người giống như trong tiểu thuyết miêu tả, là người bất nhân bất nghĩa, có tướng phản phúc thì Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã chẳng thể giữ ông lại bên cạnh.
Dương Nghi, Mã Đại vì tư thù, lợi ích cá nhân mà giết hại một danh thần của nhà Thục Hán, quả thực đáng bị chịu trừng phạt.
Trong tác phẩm “Tam Quốc chí” của Trần Thọ, ông đánh giá, bình phẩm về Ngụy Diên tốt nhiều hơn xấu, có thể thấy, Ngụy Diên có lẽ thực sự là một vị tướng hết lòng trung thành.
Nhưng tiếc thay, một công thần lại chết bởi vòng xoáy của quyền lực. Tính cách ngạo mạn, tự cao, không coi ai ra gì của Ngụy Diên là điều không thể ngụy biện nhưng việc Dương Nghi, Mã Đại cùng những người khác vì tư thù cá nhân mà giết hại công thần, thì không thể nào có thể rũ bỏ trách nhiệm trước cái chết của Ngụy Diên.